Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Pháp-Trung kêu gọi G20 tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Covid-19

Nguyễn Phương (Theo Tass)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23/3 cảnh báo, đại dịch Covid-19 “đang tăng tốc” rõ ràng, với hơn 350.000 ca mắc bệnh đã được ghi nhận và xuất hiện ở gần như các nước.

Trong cuộc điện đàm hôm 23/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã hối thúc lãnh đạo Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tập trung thảo luận tìm giải pháp ngăn chặn dịch Covid-19 trong cuộc họp thượng đỉnh tuần này, tờ France Presse ngày 23/3 trích thông cáo của Văn phòng Tổng thống Pháp.
 Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống Pháp, sau cuộc điện đàm, Tổng thống Emmanuel Macron và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhất trí cần thiết tổ chức cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G20 để bàn về giải pháp đối phó dịch Covid-19 sẽ sẽ rất hiệu quả về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng và vấn đề kinh tế.
Trước đó cùng ngày, Tổng thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres đã gửi một thông điệp tới lãnh đạo nhóm G20 nhằm kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, đại dịch Covid-19 “đang tăng tốc” rõ ràng, với hơn 350.000 ca mắc bệnh đã được ghi nhận và xuất hiện ở gần như các nước.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: “Đại dịch Covid-19 đang tăng tốc… nó mất 67 ngày từ khi ca đầu tiên được ghi nhận để lên tới mốc 100.000 ca lần đầu, mất 11 ngày để cán mốc 100.000 ca lần thứ 2 và chỉ mất có 4 ngày để đạt mốc 100.000 ca lần thứ 3”.
Tuy nhiên, ông Ghebreyesus cũng khẳng định rằng “chúng ta không thể bàng quan trước dịch bệnh này. Chúng ta có thể thay đối hướng đi của đại dịch”.
Bên cạnh đó, ông Ghebreyesus đã kêu gọi đưa ra một cam kết chính trị nhằm đẩy lui dịch bệnh và cho biết trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo Nhóm G20 dự kiến vào tuần này, ông sẽ kêu gọi họ phối hợp với nhau nhằm thúc đẩy việc sản xuất thiết bị bảo hộ thiết yếu phục vụ nhân viên chăm sóc y tế.
Theo báo cáo của WHO, tính đến ngày 23/3 thế giới có tổng cộng 350.000 trường hợp nhiễm Covid-19 và 15.000 ca tử vong.