Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phát hiện hành tinh mới nằm gần trái đất

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các nhà thiên văn học vừa tìm thấy một hành tinh mới nằm ngay bên ngoài hệ mặt trời, mở ra hy vọng có thể tìm thấy một hành tinh mới có sự sống ngoài trái đất.

Phát hiện này vừa được công bố trên tạp trí khoa học Nature bởi các tác giả Stephane Udry và Xavier Dumusque, thuộc trung tâm quan sát Geneva. Hành tinh mới này có kích thước tương tự Trái đất và di chuyển quanh một trong các mặt trời của giải thiên hà Alpha Centauri, cách Trái đất 4 năm ánh sáng.

Phát hiện hành tinh mới nằm gần trái đất - Ảnh 1

Theo các nhà nghiên cứu, hành tinh này nằm quá gần mặt trời của nó nên khó có thể có sự sống tại đây. Nhiệt độ trên bề mặt hành tinh mới này khoảng 1200 độ C. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đó từng chỉ ra rằng khi phát hiện được một hành tinh quanh quanh một mặt trời thì thường sẽ còn những hành tinh khác trong cùng hệ mặt trời đó.

“Đây là một phát hiện có tính bước ngoặt bởi hành tinh đó có khối lượng rất thấp và là người hàng xóm gần nhất của chúng ta”, Udry nói. “Quỹ đạo của nó rất gần với mặt trời của nó và nhiệt độ là quá cao để có thể có sự sống nhưng đây có thể nó chỉ là một trong một hệ thống gồm nhiều hành tinh”.

Bình luận về phát hiện này, nhà thiên văn học Greg Laughlin của đại học California cho biết. “Đó chính là sân sau của chúng ta vậy nên việc tìm thấy có một hành tinh ở đó là điều tuyệt vời”. Kể từ khi những hành tinh bên ngoài hệ mặt trời đầu tiên được phát hiện vào đầu những năm 1990, hơn 800 hành tinh khác đã được tìm ra nhưng hành tinh mới này là gần Trái đất hơn cả.

Dù vậy thì trong tương lai gần, khả năng đưa tàu thăm dò nào tới đó vẫn khó có thể diễn ra bởi theo ước tính của ông Laughlin, nếu sử dụng các công nghệ tàu vũ trụ hiện tại thì chuyến du hành tới hành tinh mới này phải mất tới 40.000 năm.