Bổ sung thêm phần trả trả lời chất vấn của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nói Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính lập đề án giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, đảm bảo an toàn nợ công.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đến năm 2015 nợ công sát trần 65%, dư nợ Chính phủ trên 50%, vượt trần cho phép, tỷ lệ chi ngân sách trên trả nợ vay là 27,3% cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép của quốc tế là 25%. Nợ công đang tăng cao áp lực trả nợ lớn, và xác định nhiệm vụ giải quyết vấn đề này là trọng tâm trong giai đoạn 2016 - 2020. Chúng ta đang đứng trước nhiệm vụ kép vừa đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, vừa tập trung giải quyết yếu kém bất cập nội tại nền kinh tế đã tích tụ nhiều năm ngày càng bộc lộ. Trong điều kiện ngân sách hẹp kinh tế trong nước quốc tế khó khăn. Đây là vấn đề nan giải. Trong bối cảnh đó, lựa chọn chính sách thế nào?
Phó Thủ tướng chia sẻ, nhiều thành viên chính phủ, chuyên gia khuyến cáo nên nới trần nợ công khi nhu cầu phát triển rất lớn đảm bảo quốc phòng an ninh, xóa đói giảm nghèo. Song, Chính phủ đã tính toán rất kĩ thấy rằng trần nợ công chỉ là một yếu tố thôi quan trọng là khả năng trả nợ. “Do đó, Chính phủ nói không với xin tăng trần nợ công”.
Câu hỏi đặt ra là, nếu không nới trần nợ công thì Chính phủ sẽ có những giải pháp gì để đảm bảo nguồn lực để đầu tư phát triển?Phó Thủ tướng cho hay, thay cho nới trần, Chính phủ chỉ đạo cơ cấu lại thu chi ngân sách đảm bảo bền vững an toàn nợ công”. Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kế hoạch đầu tư công trung hạn, với mục tiêu, tỷ lệ huy động vào ngân sách là 20 - 21% GDP, tổng thu giai đoạn này là 1,65 lần so với giai đoạn trước, cơ cấu lại các khoản thu trong đó giảm dầu thô, tăng thu nội đia. Chi ngân sách đầu tư phát triển trong khoảng 24 - 25%. Chi thường xuyên dưới 60%, giảm dần bội chi đến năm 2020 là 3,5%... Quy mô nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 54% và nợ nước ngoài không quá 50%.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên chất vấn sáng 16/11. |