Nhiều kết quả vượt mức chỉ tiêu Quốc hội giao
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương, năm 2017, cả nước đã bố trí 15.231 tỷ đồng ngân sách trung ương, 36.544 tỷ đồng ngân sách địa phương; huy động được hơn 55.114 tỷ đồng nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, hơn 64.233 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp cùng với ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Ảnh minh họa |
Quán triệt phương châm: “Chủ động, quyết tâm, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả”Đối với năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ là thành viên Ban chỉ đạo, các địa phương quán triệt phương châm: “Chủ động, quyết tâm, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả” trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Hiện nay Thủ tướng và Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi các Nghị định về đầu tư công, trong đó có các vướng mắc về cắt giảm thủ tục đầu tư công trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, tăng tổng mức uỷ quyền đầu tư của một dự án từ 5 tỷ đồng lên 15 tỷ đồng; phân bổ, sử dụng nguồn lực xã hội để giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới, bảo đảm năm 2018 không phát sinh các khoản này.Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia cũng yêu cầu các bộ, địa phương tập trung thực hiện Chương trình gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển chuỗi giá trị, làm tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa của 2 chương trình này tới toàn xã hội, để thu hút sự tham gia và nguồn lực của các tổ chức, người dân trong và ngoài nước cho xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.Trong năm nay, để tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa, Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu hai bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các hội nghị chuyên đề để thúc đẩy phát triển hạ tầng, mô hình sản xuất các khu vực bãi ngang ven biển, nhân rộng các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu; hoàn thành xây dựng tiêu chí huyện nghèo mới để khuyến khích các địa phương vươn lên thoát nghèo, không để tồn tại tâm lý không muốn thoát nghèo như một số nơi hiện nay. Phó Thủ tướng đề nghị các bộ tiếp tục hoàn thiện khung khổ thể chế, trong đó đôn đốc để sớm ký văn bản liên quan đến xác định huyện nghèo.“Cái này đã trên bàn của Thủ tướng. Chúng tôi rất thận trọng. Còn 1 huyện cuối cùng là huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), bằng điểm với huyện khác, nếu đưa anh ấy vào thì phải đưa cả các huyện kia mà trước đây các cơ quan xét duyệt chúng tôi không chấp nhận, yêu cầu anh Dung (Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - PV) về lập hội đồng bỏ phiếu đàng hoàng, vì tình trạng bây giờ các huyện không muốn thoát nghèo”, Phó Thủ tướng cho hay.Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia khẳng định, các huyện được đưa khỏi danh sách huyện nghèo không phải cắt ngay các chính sách, chế độ mà tiếp tục cho hưởng ít nhất 3 năm, đến hết nhiệm kỳ.