Tham dự có Bộ trưởng Bộ NN&TPNN, Trưởng Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống thiên tai (PCTT) Nguyễn Xuân Cường. Đầu cầu Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng và lãnh đạo các sở, ban, ngành tham dự Các địa phương chủ động Theo Bộ trưởng NT&PTNN Nguyễn Xuân Cường bão số 3 đang phát triển, tác động rất xấu đến các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Đây là cơn bão có thời gian hình thành với nhiều yếu tố rất đặc thù và hoạt động khá dài trên vùng biển, cường độ bão số 3 mạnh nhất khoảng cấp 10-11, giật cấp 12-14… , vùng ảnh hưởng khoảng 200 km. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, thời gian qua mưa liên tục, đất ngâm no nước, nên nguy cơ sạt lở rất cao, nhất là các tỉnh Lào Cai, Sơn La; đê kè ở các tỉnh có biển như Thái Bình, Nam Định.
Báo cáo nhanh với chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long cho biết, Quảng Ninh có 533 tàu du lịch, đang vận chuyển khách tham quan, chiều nay (13h) yêu cầu các chủ tàu đưa khách và phương tiên vào nơi trú ẩn, an toàn. Ngoài ra, đảo Cô Tô có 33 khách du lịch quốc tế đã yêu cầu đưa vào bờ. Ngoài ra, tỉnh còn 7653 tàu đánh cá, trong đó có 463 tàu đánh xa bờ; 1145 bè nuôi trồng thủy sản; 43 km đê biển Nam Hà, qua 8 xã, với 6 vạn dân... Tỉnh đã yêu cầu chủ các phương tiện, đưa tàu thuyền và người vào bờ, chậm nhất xong trước trưa mai (19/8, dự kiến bão số 3 đổ bộ vào bờ Việt Nam). Ngoài ra, tỉnh Nam Định cho biết 300 tàu cá được thông báo chiều nay cũng vào bờ. Tỉnh Thái Bình cho biết, chuẩn bị chông sạt lạt lở đê kè, sơ tán dân vùng nguy hiểm. Lào Cai đã thông báo các phương án chuẩn bị di dân khu vực sạt, lũ ống, lũ quét phòng khi mưa lớn.. Tập trung cao nhất chống bão số 3 Phát biểu với lãnh đạo các địa phương, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh với các bộ, ngành TƯ và các địa phương, phải khẩn trương chuẩn bị phòng chống và ứng phó với cơn bão số 3 phải ở mức cao nhất, thường xuyên đối với tất cả các tỉnh, thành từ Bắc Trung Bộ (từ Nghệ An đến Quảng Ninh) trở ra. Phó Thủ tướng yêu cầu và giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị của TƯ đến các tỉnh, TP, vùng ảnh hưởng bão số 3, tập trung thực hiện 6 nội dung. Trong đó, yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, thường xuyên cập nhật thông tin tình hình, diễn biến, di chuyển của bão số; thông báo kịp thời, chính xác và chuyển thông tin cho các cơ quan, thông tấn báo chí, nhất là đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo đài địa phương để thông tin về báo số 3 tới các quận, huyện, xã, phường, thôn xóm, bản để cho Nhân dân, địa phương; chủ các tàu thuyền bè, chủ các công công trình xây dựng, cơ sở, sản xuất kinh doanh biết ứng phó. Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, lực lượng bộ đội biên phòng phối hợp với lực lượng kiểm ngư, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo TƯ về PCTT, các địa phương tổ chức hướng dẫn tàu, thuyền, các phương tiện khác ở vùng ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 khẩn trương, triệt để di trú vào nơi an toàn với thái độ kiên quyết và tích cực nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản của Nhân dân. Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh khẩn trương kiểm tra tất cả các điều kiện, phương án phòng chống bão với tinh thần tích cực nhất, theo phương châm “4 tại chỗ”, có kịch bản ứng phó với các diễn biến phức tạp với quyết tâm cao nhằm giảm mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra. Bộ NN&PTNN chỉ đạo, rà soát các hồ, đập, đê, kè, có phương án chỉ đạo vận hành, phối hợp với các địa phương. “Đối với đê kè bị hỏng của các địa phương từ trận bão trước, còi là công trình cấp bách, cần tập trung, khẩn trương sửa chữa ngay”, Phó Thủ trướng nhấn mạnh. Bộ Công Thương chỉ đạo tổng rà soát các công trình điện lưới, công trình hồ, đề ra kịch bản ở các cấp độ khác nhau để có giải pháp đảm bảo nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt là chú ý kiểm tra các khu vực khai thác khoảng, hầm mỏ, có biện pháp chống sụt, lở Bộ Công an chỉ đạo, bố trí lực lượng triển khai công tác đảm bảo an ninh ở trong vùng chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ cả trước, trong và sau mưa bão; Cùng với Bộ GTVT, có phương án, giải tỏa (nếu có) những tuyến đường bị sụt lở do mưa bão số 3. Bộ Xây dựng tổ chức kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng cao tầng, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia, hồ đập, thủy điện lớn, cùng Bộ Công thương có giải pháp phòng chống ứng phó, mưa bão, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước cũng như của DN. Tập đoàn Điện lực Việt Nam để đảm bảo an toàn các công trình, kể cả các công trình thuỷ điện, các hồ chứa. Triệt để tiêu nước đệm ở tất cả những tỉnh dự báo chịu tác động của bão số 3. Các địa phương kiểm tra lại các công trình bơm nước để chủ động ứng phó nếu mưa lớn; chuẩn bị lực lượng để có giải pháp kỹ thuật, dự phòng nguồn giống cho sản xuất từ thuỷ sản, cây màu trong trường hợp xấu nhất xảy ra. Các tỉnh, TP cần chủ động căn cứ vào diễn biễn cấp độ mưa, bão cho phép học sinh các cấp nghỉ học, đồng thời khuyến cao mọi người dân không nên ra ngoài đường nếu không cần thiết khi có bão đến để bảo đảm tính mạng và tài sản của người dân; chính quyền các cấp, cần tổ chức đi kiểm tra các công trình nhà ở người dân, hộ nghèo để hỗ trợ và có giải pháp chống mưa bão. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đảm bảo duy trì cao nhất công tác trực ban để chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo, các địa phương về công tác ứng phó với bão số 3. Các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công tăng cường phối hợp trong công tác phòng tránh và ứng phó với bão. Bảo đảm cao nhất tính mạng người dân Ngày sau cuộc họp Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng đã họp và quán triệt với lãnh đạo các sở, ban, ngành. Đồng thời nhấn mạnh, một số nôi dung, yêu cầu, các đơn vị, địa phương cần tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó, đối với khu vực ngoại thành yêu cầu Sở NT&PTNT cần rà soát kiểm tra các công trình đê kè, thủy lợi, phương án PCLB, các phương án ứng phó bão số 3, nhất là phương án ứng phó khu vực nhà ở hộ nghèo, gia đình khó khăn.. “Thực tế, bão vừa qua không có người dân thiệt mạng, nhưng lại bị tường nhà xuống cấp đổ đè vào… Yêu cầu các phường, xã cần cử cán bộ đia kiểm tra công trình nhà ở người dân trên địa bàn mình ”, Phó Chủ tịch nói. Đồng chí cũng yêu cầu các đơn vị, chủ các tòa nhà cao tầng chung cư, cần tiến hành kiểm tra, việc thoát nước các hầm nhà để ô tô, xe máy, tránh mưa nước tràn vào gây thiệt hại tài sản của Nhân dân. Đối với khu vực nội thành yêu cầu, Sở Xây dựng cùng quận hoàn Kiếm kiểm tra khu nhà gỗ tại phương Chương Dương; các công trình cao tầng đang xây dựng Các Sở Công thương và Sở NN&PTNT cần phối hợp tổ chức kiểm tra các trung tâm thương mại, nhất là các chợ dân sinh, nhỏ xuống cấp cần chỉ đạo có giải pháp phong chống bão, tránh để tốc mái… “Trường hợp mưa to, gió lớn xét không an toàn phải yêu cầu, sơ tán các hộ kinh doanh, người mua hàng khỏi chợ. Tinh thần cao nhất là bảo đảm an toàn tính mạng của người dân”, Phó Chủ tịch TP Nguyễn Thế Hùng, nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng điểm cầu TP họp trực tuyến với Chính phủ phòng chống bão số 3 sáng 18/8/2016. |