Theo dự thảo, chất lượng giáo dục phổ thông nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chương trình giáo dục còn nhiều hạn chế; phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chưa phát huy được tính sáng tạo, khả năng tự nghiên cứu, kỹ năng sống của học sinh.
Các ý kiến thống nhất với nhận định, chương trình một số môn học yêu cầu còn cao, còn chú trọng việc dạy chữ, chưa coi trọng đúng mức việc dạy người, nội dung ngoại khóa lồng ghép còn thô cứng vào bài học. Theo PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ tịch Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội, để việc đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa sau năm 2015 thành công, cần chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng học tập, tổ chức bồi dưỡng giáo viên về chương trình sách giáo khoa mới, giao cho các trường sư phạm đào tạo lại giáo viên về phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục.