Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

PMI tháng 2 giảm nhưng vẫn có sự cải thiện

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam do HSBC và Markit Economics khảo sát đạt 51 điểm trong tháng 2, thấp hơn mức 52.1 điểm trong tháng 1 nhưng vẫn phát đi tín hiệu về sự cải thiện của các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực này.

Được biết, cho tới nay các điều kiện kinh doanh đã cải thiện 6 tháng liên tiếp. Theo khảo sát của HSBC, các điều kiện kinh doanh đã cải thiện hơn trong suốt sáu tháng qua. PMI tháng 1 và tháng 2/2014 đều ở khu vực >50.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
HSBC cho rằng, các điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng Hai tiếp tục có sự cải thiện khi sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tiếp tục tăng. Việc thiếu hụt nguồn cung dẫn đến tăng chi phí đầu vào trong tháng nhưng tốc độ tăng giá vẫn hầu như ổn định và các thành viên nhóm khảo sát không thay đổi giá cả đầu ra để gia tăng lượng đơn đặt hàng mới.

Các công ty sản xuất của Việt Nam ghi nhận hoạt động sản xuất trong tháng 2 tiếp tục tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã giảm về mức chậm nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Ở những nơi sản lượng tăng lên, những người trả lời khảo sát cho rằng nguyên nhân là nhờ có số lượng đơn đặt hàng mới cao hơn tuy vẫn còn khiêm tốn, theo kết quả khảo sát.

Cầu của khách hàng đã được cải thiện. Mức độ tạo việc làm đã tăng trong suốt bảy tháng qua.

Mức tăng chậm lại của số lượng đơn đặt hàng mới đã góp phần làm giảm lượng công việc tồn đọng trong tháng Hai. Hơn nữa, tốc độ giảm lượng công việc tồn đọng đã nhanh hơn thành mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2013. Các công ty một phần đáp ứng lượng đơn đặt hàng mới thông qua hoạt động giao hàng thành phẩm cho khách hàng. Nhờ đó, lượng tồn kho hàng hóa sau sản xuất đã giảm. Hơn nữa, tốc độ giảm là mạnh và nhanh nhất trong lịch sử khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2011.

Khối lượng công việc tăng lên làm cho các nhà sản xuất phải tăng nhân viên, mặc dù giống như sản lượng và lượng đơn đặt hàng mới, tốc độ tăng đã giảm.

Tuy lĩnh vực sản xuất tiếp tục là điểm sáng của Việt Nam, với sản lượng và việc làm cùng gia tăng nhưng nhu cầu yếu đi ở nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, là một mối quan ngại.

Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ đối mặt với các trở ngại lớn dù HSBC kỳ vọng sản lượng sẽ tiếp tục gia tăng nhờ số đơn hàng cao hơn và tồn kho thấp hơn. Ngân hàng này kỳ vọng, ngân hàng nhà nước sẽ giữ lãi suất OMO ở mức 5.5% trong bối cảnh lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát và nhu cầu nội địa còn yếu.