Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quan điểm về Biển Đông của tân Đại sứ Mỹ ở Việt Nam do ông Trump chỉ định

Lan Hương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ông Daniel Kritenbrink từng có cuộc tranh luận với Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington.

Hồi năm 2016, sau khi Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan đưa ra phán quyết cho vụ kiện của Philippines về Đường Lưỡi Bò của Trung Quốc, ông Daniel Kritenbrink - với vai trò là Giám đốc cao cấp phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đã có cuộc tranh luận với Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington.
Qua đó, thể hiện quan điểm nhất quán của ông Daniel Kritenbrink vớ chính sách của chính quyền cựu Tổng thống Obama.
Ông Daniel Kritenbrink. 
Ông Daniel Kritenbrink cho biết, Mỹ sẽ không làm ngơ đối với tuyến đường hàng hải quan trọng này và dùng vấn để Biển Đông để đổi lấy sự hợp tác trên các lĩnh vực khác.
Theo đó, Mỹ không chấp nhận ở Biển Đông lại có luật lệ khác với các khu vực khác. Ông Daniel Kritenbrink cũng cho biết, Mỹ ủng hộ tiến trình thông qua tòa trọng tài để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Mỹ cũng không có ý đồ lợi dụng căng thẳng ở Biển Đông để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, ông Daniel Kritenbrink khẳng định.
Giám đốc cao cấp phụ trách các vấn đề châu Á cho biết, Mỹ không có ý kiến những đảo đá nào thuộc về nước nào nhưng hỗ trợ tạo ra một môi trường để tranh chấp chủ quyền được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, hợp pháp. Mỹ sẽ tích cực đóng vai trò ngoại giao khuyến khích các bên làm giảm căng thẳng, đưa ra một “tầm nhìn chung” để giải quyết tranh chấp theo các quy tắc quốc tế.
Trong khi đó, ông Thôi Thiên Khải cho rằng, việc phân xử về vấn đề Biển Đông của PCA đã mở ra cánh cửa tố tụng quốc tế và chính việc can dự vào Biển Đông của Mỹ khiến tình hình căng thẳng leo thang.