Thế nhưng, trách nhiệm hậu kiểm, xử lý vi phạm không truyền dữ liệu lại thuộc các sở GTVT địa phương, dẫn đến nhiều bất cập trong quản lý thiết bị GPS.
Không kiểm soát xuểBáo cáo của Tổng cục Đường bộ cho thấy, tỷ lệ phương tiện truyền dữ liệu GPS về ngày một giảm dần. Cụ thể, hiện toàn quốc có khoảng 584.000 phương tiện vận tải tham gia kinh doanh, bao gồm cả xe khách, xe tải, container, taxi... Nhưng gần đây chỉ có khoảng 410.000 xe (tương đương 70%) truyền dữ liệu GPS về Tổng cục; khoảng 175.000 xe (30%) còn lại không truyền dữ liệu. Đáng ngại hơn, trong số 175.000 xe đó, Tổng cục cũng không thể nắm rõ có bao nhiêu xe thiết bị GPS gặp sự cố và bao nhiêu xe cố tình ngắt đường truyền.Xe khách hoạt động trên đường Vành đai 3. Ảnh: Chiến Công |
Vụ trưởng Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) Trần Quang Bình thừa nhận, rất khó để biết nguyên nhân thực tế các xe không truyền dữ liệu GPS. Có thể do xe hoặc thiết bị hỏng hóc, cũng có thể do xe nghỉ, hoặc chủ xe cố tình tắt thiết bị. “Hiện không có quy định nào về việc xe dừng hoạt động thì chủ xe phải thông báo cho cơ quan quản lý biết. Khi xe ngưng truyền dữ liệu thì chỉ có xuống tận nơi kiểm tra mới biết lý do vì sao” - ông Bình cho biết. Đồng thời thông tin, vừa qua, Sở GTVT Đắk Lắk đã trực tiếp kiểm tra tại một số DN không truyền dữ liệu về, kết quả xử phạt 10 DN vận tải cố tình ngắt GPS, thu hồi phù hiệu 24 phương tiện. Trên địa bàn Hà Nội, đầu tháng 5 vừa qua, Sở GTVT cũng đã có quyết định thu hồi phù hiệu 1 tháng đối với 1.043 phương tiện không truyền dữ liệu GPS về Tổng cục trong suốt tháng 3.
“Chỉ khi địa phương vào cuộc kiểm tra thì mới phát hiện được lý do vì sao các phương tiện không truyền dữ liệu. Còn Tổng cục Đường bộ không đủ người, đủ lực để làm việc này” - ông Bình chia sẻ.Hệ lụy của quản trị rườm ràCác chuyên gia cho rằng, với số lượng lên tới 584.000 phương tiện thuộc diện bắt buộc phải truyền dữ liệu GPS như hiện nay là quá lớn, Tổng cục Đường bộ không thể có đủ lực lượng sát sao tới từng xe để xử lý kịp thời. Nhiều vụ tai nạn thảm khốc thời gian qua còn cho thấy dữ liệu GPS hiện nay đang là dữ liệu “chết”, không hề có tác dụng cảnh báo, ngăn ngừa vi phạm giao thông, phòng tránh tai nạn.Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên kiến nghị: “Chúng tôi cho rằng, GPS là công cụ quản trị của DN và cơ quan quản lý phải là sở GTVT. Việc Tổng cục Đường bộ quản lý hàng triệu phương tiện trong cả nước không có tác dụng nhắc nhở, giám sát, răn đe; hạn chế tác dụng của GPS. Thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, tăng thêm định biên biên chế cơ quan nhà nước”.Theo cách thức giám sát, xử lý hiện nay, Tổng cục Đường bộ tập hợp số liệu phương tiện không truyền dữ liệu từ các địa phương; căn cứ vào đó gửi văn bản yêu cầu các sở GTVT phải kiểm tra, xử lý; các sở lại có báo cáo bằng văn bản ngược về Tổng cục. Cách xử lý rườm rà này mất rất nhiều thời gian, làm giảm rõ rệt hiệu quả quản lý nhà nước đối với quy định truyền dữ liệu GPS. “Hơn nữa, chất lượng thiết bị GPS không ổn định, kết quả truyền về Tổng cục Đường bộ không chính xác. Những trường hợp này chỉ có cơ quan quản lý trực tiếp là sở GTVT mới nắm được. Việc Tổng cục Đường bộ thông báo không chính xác làm các DN phải đi giải trình mất rất nhiều thời gian” - ông Liên phân tích.Quy định bắt buộc các ô tô tham gia kinh doanh vận tải phải lắp đặt thiết bị GPS và truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ đã có từ năm 2014. Đến nay, sau 3 năm thực hiện, những bất cập trong phân cấp quản lý ngày càng lộ rõ. Vì vậy, Bộ GTVT cần xem lại việc phân cấp, quy định đúng người, đúng việc trong quản lý thiết bị GPS nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công cụ này.Tổng cục Đường bộ đang đề xuất quy định nếu phương tiện dừng hoạt động từ 5 - 7 ngày thì chủ phương tiện phải thông báo cho cơ quan quản lý biết, tránh tình trạng cố ý ngắt kết nối GPS rồi viện dẫn lý do xe ngừng hoạt động.Vụ trưởng Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam)Trần Quang Bình |