Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quận Thanh Xuân thí điểm 11 cơ sở bán thực phẩm an toàn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đó là kế hoạch của quận Thanh Xuân trong việc công khai các cơ sở đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) để người dân có địa chỉ lựa chọn.

Ngày 10/5, Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP TP Hà Nội (đoàn số 2) đã kiểm tra công tác ATTP tại quận Thanh Xuân. Theo đó, Đoàn kiểm tra đã trực tiếp đến kiểm tra một số nhà hàng trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân); đồng thời, có buổi làm việc tại trụ sở quận.

Xử phạt 30 trường hợp vi phạm về ATTP

Theo báo cáo của UBND quận Thanh Xuân, toàn quận thành lập 15 đoàn kiểm tra, bao gồm: 11 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP phường, 4 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP quận. Trong đó, có 1 đoàn liên ngành kiểm tra công tác y tế học đường, vệ sinh ATTP tại các trường học;

Trong đợt cao điểm tháng hành động vì ATTP, kiểm tra tập trung vào các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, kinh doanh rau thịt, các chợ trên địa bàn quận; tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh rau, thịt. Tính đến ngày 5/5, toàn quận đã kiểm tra 566 cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, kinh doanh rau thịt, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận.
Bà Lê Mai Trang - Trưởng ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP quận, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, quận sẽ thí điểm 11 cửa hàng tại 11 phường trên địa bàn quận bán thực phẩm an toàn.
Bà Lê Mai Trang - Trưởng ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP quận, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, quận sẽ thí điểm 11 cửa hàng tại 11 phường trên địa bàn quận bán thực phẩm an toàn.
Trong tháng hành động vì ATTP, toàn quận đã xử phạt vi phạm hành chính 30 trường hợp vi phạm về ATTP với tổng số tiền gần 99 triệu đồng. Trong đó, cấp quận xử phạt vi phạm hành chính về ATTP 19 trường hợp với số tiền gần 79 triệu đồng; cấp phường xử phạt vi phạm hành chính về ATTP 11 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống với số tiền 20 triệu đồng.

Các lỗi vi phạm bao gồm: Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; không có dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm sống, thực phẩm đã qua chế biến, không có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại; không thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày; cống rãnh trong khu vực nhà bếp không thông thoát gây ứ đọng, sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng không theo quy định; có dụng cụ thu gom rác thải nhưng không đảm bảo vệ sinh, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường; không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ...

Đoàn kiểm tra của quận cũng đã phát phiếu cho các cửa hàng kinh doanh kê khai nguồn gốc thực phẩm lấy vào từ đâu; đồng thời, tổ chức ký cam kết sản xuất đảm bảo ATTP. Với các cơ sở đã xử lý, quận sẽ tái kiểm tra đột xuất.

Nhận thức về ATTP còn hạn chế

Ngoài ra, lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân cũng chỉ ra những tồn tại trong việc đảm bảo ATTP. Trong đó, hoạt động giết mổ gia cầm, gia súc nhỏ lẻ tự phát còn tồn tại ở các chợ, các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống. Công tác tuyên truyền về ATTP chưa bao phủ rộng khắp cộng đồng đân cư và các cơ sở thực phẩm một bộ phận người tiêu dùng vẫn dễ dãi khi mua và sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Nhận thức của một bộ phận người chế biến, kinh doanh thực phẩm còn hạn chế, thiếu kiến thức về ATTP nên còn vi phạm các quy định ATTP. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản chưa có đăng ký kinh doanh do mới thành lập hoặc không đủ cơ sở pháp lý để cấp đăng ký kinh doanh.
Ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề xuất, quận Thanh Xuân nên công khai các cơ sở đảm bảo ATTP và những cơ sở bị phạt để người dân có địa chỉ lựa chọn.
Ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề xuất, quận Thanh Xuân nên công khai các cơ sở đảm bảo ATTP và những cơ sở bị phạt để người dân có địa chỉ lựa chọn.
Nhận thức của một số hộ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản về ATTP còn rất hạn chế, không tìm hiểu các văn bản pháp luật nên việc cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP còn gặp nhiều khó khăn.

Việc quản lý ATTP về rau củ quả trong các chợ rất khó khăn vì sản phẩm đều do bà con nông dân tự trồng mang bán hoặc mua ở chợ đầu mối về bán, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không có chứng nhận ATTP.

Thí điểm 11 cửa hàng bán thực phẩm an toàn

Bà Lê Mai Trang - Trưởng ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP quận, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho hay, trước ngày 1/7, quận sẽ thí điểm 11 cửa hàng tại 11 phường trên địa bàn quận bán thực phẩm an toàn và quận đứng ra bảo lãnh. Đồng thời, đường dây nóng về vệ sinh ATTP của quận luôn hoạt động 24/24 giờ trong ngày.

Theo ông Hoàng Đức Hạnh – Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP TP Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế, ATTP là vấn đề rất nóng, TP yêu cầu phải báo cáo hàng tuần. “Quận Thanh Xuân làm tốt, đúng hướng trong công tác kiểm soát ATTP. Tuy nhiên, quận phải công khai các cơ sở đảm bảo ATTP và những cơ sở bị phạt để người dân có địa chỉ lựa chọn” - ông Hoàng Đức Hạnh lưu ý.