Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quỹ Khuyến nông Thành phố Hà Nội: Chỗ dựa cho các trang trại

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong khi các khoản vay giúp nông dân phát triển sản xuất đều nhỏ thì Quỹ Khuyến nông của Thành phố được coi như một chỗ dựa tin cậy về vốn cho các chủ trang trại có quy mô lớn.

KTĐT - Trong khi các khoản vay giúp nông dân phát triển sản xuất đều nhỏ thì Quỹ Khuyến nông của Thành phố được coi như một chỗ dựa tin cậy về vốn cho các chủ trang trại có quy mô lớn.

Với khoản vay cho mỗi trang trại lên tới vài trăm triệu đồng, từ năm 2010 đến nay, Quỹ Khuyến nông đã thẩm định và phê duyệt 296 phương án vay vốn với số tiền hơn 37 tỷ đồng. Trong đó đã giải ngân cho 264 phương án với số tiền 35 tỷ đồng.


Biến đồi hoangthành trang trại


Năm 1994, gia đình ông Nguyễn Quốc Phi, thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn được giao 3,8ha đất trống đồi trọc để phát triển kinh tế trang trại. Đến năm 2000, gia đình ông tiếp tục đấu thầu thêm 12ha mặt nước ao hồ để nuôi trồng thủy sản. Song do làm ăn tự phát, vốn đầu tư ít, trình độ khoa học kỹ thuật (KHKT) còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Năm 2010, sau khi được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho vay 200 triệu đồng và được tham gia nhiều lớp phổ biến KHKT về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, ông đã cơ cấu lại quy mô trang trại. Trong tổng số gần 16ha, ông dành 4ha nuôi cá theo hướng thâm canh; 8ha nuôi cá theo hướng quảng canh. Diện tích còn lại, ông xây dựng chuồng trại nuôi 5.000 vịt đẻ siêu trứng, 2.000 gà đẻ trứng thương phẩm, 1.000 gà thả vườn, 200 lợn thịt và trồng 600 cây ăn quả. Kết quả, năm đó ông thu lãi trên 200 triệu đồng. Chưa dừng lại ở đây, ông Phi cho biết, năm 2011, ông dự kiến sẽ xây dựng thêm 1.200m2 chuồng trại khép kín để nuôi 10.000 con gà đẻ trứng.


Cũng như ông Phi, năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Mềm ở xã Hoa Chính, huyện Chương Mỹ được Quỹ Khuyến nông cho vay 250 triệu đồng. Tuy diện tích trang trại chỉ 1ha nhưng nhờ đầu tư nuôi con đặc sản như ba ba, gà đẻ trứng và trồng cây ăn quả nên tổng thu nhập cũng đạt 1 tỷ đồng. Không chỉ phù hợp với quy mô phát triển của các trang trại, Quỹ Khuyến nông còn góp phần quan trọng cho sự phát triển của các HTX. Ông Nguyễn Văn Nhâm, Chủ nhiệm HTX Tây Tựu II cho biết, nhờ có vốn vay của Quỹ Khuyến nông mà người dân vùng trồng hoa đã có cơ hội mở rộng các diện tích hoa chất lượng cao như hoa ly, hoa đồng tiền... Với số vốn vay 500 triệu đồng, năm 2010, HTX Tây Tựu II đã tạo công ănviệc làm cho nhiều người dân địa phương, đồng thời nâng cao giá trị cho các loại hoa xuất khẩu.


Hình thành các vùngsản xuất tập trung


Được thành lập từ năm 2002 với số vốn ngân sách ban đầu là 5 tỷ đồng, đến năm 2010, nguồn vốn của Quỹ Khuyến nông là 61 tỷ đồng. Theo kế hoạch, năm 2011, Thành phố sẽ tiếp tục bổ sung thêm 15 tỷ đồng, nâng tổng số vốn lên 76 tỷ đồng.Qua 9 năm hoạt động, Quỹ đã cho 1.570 lượt chủ trang trại, hộ sản xuất vay với số vốn quay vòng trên 160 tỷ đồng. Riêng từ năm 2009 đến nay, sau khi Hà Nội mở rộng, Quỹ đã giải quyết cho 522 hộ vay vốn với số tiền trên 62 tỷ đồng.


Ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết: Năm 2010, mặc dù sản xuất nông nghiệp trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn, nhưng nguồn vốn Quỹ Khuyến nông đã góp phần hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, nhất là các chủ trang trại kịp thời vay vốn đầu tư khôi phục sản xuất. Quỹ Khuyến nông đã triển khai giải ngân theo mô hình liên kết giữa 3 nhà, nhằm giúp các hộ sản xuất ổn định đầu ra. Điều quan trọng là hầu hết các đối tượng vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần hình thành các vùng sản xuất có quy mô tập trung như vùng chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì; vùng nuôi trồng thủy sản ở Thanh Trì, Mỹ Đức; chăn nuôi gia cầm ở Đông Anh, Chương Mỹ; vùng hoa, cây cảnh ở Hoài Đức, Từ Liêm, Thường Tín, Mê Linh…


Từ hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, Quỹ Khuyến nông còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động nông thôn với mức thu nhập bình quân từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/người/tháng. Giá trị sản phẩm của các phương án, dự án vay vốn từ Quỹ Khuyến nông cũng tăng từ 10 - 30% so với khi chưa được vay vốn.


Để Quỹ Khuyến nông tiếp tục được triển khai thuận lợi, ông Chí đề nghị các sở, ngành xem xét và trình UBND TP sửa đổi một số nội dung của Quy chế cho vay như kéo dài thời hạn hoặc mở rộng đối tượng cho vay. Bên cạnh đó, chính quyền các quận, huyện, thị xã cũng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành nông nghiệp nhằm quản lý tốt hơn hiệu quả hoạt động của Quỹ.