KTĐT - Trong buổi công bố bản Báo cáo “Tình hình chính tả văn bản tiếng Việt” (đợt đánh giá đầu tiên vào tháng 6/2010) ngày 28/7, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trí Dõi (Khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) than phiền, chính tả tiếng Việt hiện nay rất lộn xộn.
Cổng trường ghi là “Lý Thái Tổ,” nhưng sách giáo khoa lại ghi “Lí Thái Tổ” khiến học sinh mất niềm tin vào sách vở. Thậm chí, panô, áp phích được treo trong ngày lễ trọng đại của đất nước cũng... sai chính tả.
Hơn lúc nào hết, vấn đề chính tả tiếng Việt cần phải được xem xét một cách thỏa đáng, nếu không muốn cả xã hội nhầm lẫn, lộn xộn.
Ra ngõ gặp... sai chính tả
Trong buổi công bố bản Báo cáo “Tình hình chính tả văn bản tiếng Việt” (đợt đánh giá đầu tiên vào tháng 6/2010) ngày 28/7, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trí Dõi (Khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) than phiền, chính tả tiếng Việt hiện nay rất lộn xộn.
Ông Dõi cho rằng, các quy định về chính tả hiện nay của Việt Nam chưa thống nhất và “tình trạng như thế là không thể chấp nhận được.”
Lấy ví dụ, ông Dõi cho biết ở Nha Trang (Khánh Hòa) có một trường trung học với bảng tên gọi ở cổng trường là “Lý Tự Trọng”. Thế nhưng, trong sách giáo khoa lại ghi là Lí Tự Trọng. Điều này sẽ khiến học sinh hàng ngày được làm quen với một thực tế bất nhất giữa cách dùng trong sách giáo khoa và thực tế.
Trong một số sách giáo khoa cũng không tránh khỏi việc sai chính tả, và khi phát hiện ra sai, người ta in thêm một tờ giấy nhỏ kẹp vào để... đính chính.
Gần đây nhất, ở Lễ hội đền Hùng 2010, ban tổ chức còn in trên panô là “bánh trưng” và “bánh giày”...
Ông Dõi đặt câu hỏi: Liệu người làm panô đó có nghĩ rằng đó là họ đã làm “sai chính tả” tiếng Việt hay không? Và điều quan trọng là có bao nhiêu người trong hàng vạn người đi hội đền Hùng “đọc” được những chữ này và sau đó có xem báo để biết đó là một hiện tượng viết sai chính tả tiếng Việt?
Đó là chưa kể trên nhiều ấn phẩm của các cơ quan báo chí, lỗi sai chính tả được phát hiện khá nhiều. Thậm chí, ngay cả văn bản của các Bộ, ngành cũng không “thoát nạn” chính tả.
Đồng tình, ông Nguyễn Ái Việt, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội), chủ nhiệm báo cáo tình hình chính tả trong văn bản tiếng Việt cho hay: “Lỗi chính tả nhiều đến mức chữa không xuể, trám được chỗ này lại bục chỗ kia.”
Ông Việt cho rằng, sẽ sai lầm vô cùng nếu nghĩ rằng sai chính tả là chuyện nhỏ bởi nó có tầm quan trọng đặc biệt. Văn bản pháp luật sai chính tả ảnh hưởng lòng tin của người dân. Báo chí, sách vở sai chính tả sẽ làm méo mó thông tin, để lại mầm độc ngôn ngữ và tư duy thế hệ trẻ...
Đó cũng là lý do Viện Công nghệ Thông tin, bằng công nghệ đã xếp hạng văn bản với mục tiêu nâng cao nhận thức xã hội về lỗi chính tả.
Cần có Luật Ngôn ngữ
Tại bản báo cáo, ông Việt và cộng sự đã lựa chọn một danh sách gồm 177 website của các tổ chức, đơn vị như các Bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, trường đại học, viện nghiên cứu, báo chí, doanh nghiệp...
Các tác giả dùng từ điển Hoàng Phê và từ điển của Ủy ban Khoa học Xã hội làm gốc, để so sánh chính tả.
Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu cho hay báo chí, xuất bản và truyền thông là khu vực bị phạm lỗi nhiều nhất, với tỷ lệ 9,58%. Kế đó là cơ quan thuộc Chính phủ: 8,63%, chính quyền địa phương là 8,15%, đại học và viện nghiên cứu là 7,13%...
Những lỗi chính tả thường mắc phải đó là: soi mói (xoi mói) 76,33%, cọ sát (cọ xát) 28,38%, thăm quan (tham quan) 20,61%...
Các kết quả đánh giá trên được nhóm nghiên cứu công bố tại www.xephangvanban.com.
Ông Việt cũng cho hay, tại trang web này, tất cả người dùng internet cũng có thể vào đó và soát lỗi trang web mình quan tâm (theo một số tập từ nhất định).
Tuy nhiên, việc đánh giá, xếp hạng như trên suy cho cùng cũng sẽ chỉ là "ném đá ao bèo," nếu không thu hút được sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt là cơ quan công quyền.
Giáo sư Trần Trí Dõi cho rằng mỗi ngôn ngữ đều có chuẩn, và nhà nước phải quy định chuẩn đó. Bởi vậy, ông cho rằng cần cho ra đời Luật Ngôn ngữ để bảo đảm sự thống nhất của chính tả.
Ông Dõi cũng nói, trong điều kiện trình độ ngôn ngữ học và kỹ thuật công nghệ phát triển, vấn đề chuẩn chính tả có thể đáp ứng được. Vấn đề là chúng ta phải đồng thuận và tổ chức thực hiện một cách có trách nhiệm và khoa học.
Ngoài ra, phải có tính pháp lý với chính tả. Giả dụ, nếu một người hưởng lương mà lại viết sai chính tả thì sẽ bị phạt. Chỉ có như vậy, ý thức của người dân về chính tả mới được nâng cao, tránh tình trạng lộn xộn như hiện nay./.
Cổng trường ghi là “Lý Thái Tổ,” nhưng sách giáo khoa lại ghi “Lí Thái Tổ” khiến học sinh mất niềm tin vào sách vở. Thậm chí, panô, áp phích được treo trong ngày lễ trọng đại của đất nước cũng... sai chính tả.
Hơn lúc nào hết, vấn đề chính tả tiếng Việt cần phải được xem xét một cách thỏa đáng, nếu không muốn cả xã hội nhầm lẫn, lộn xộn.
Ra ngõ gặp... sai chính tả
Trong buổi công bố bản Báo cáo “Tình hình chính tả văn bản tiếng Việt” (đợt đánh giá đầu tiên vào tháng 6/2010) ngày 28/7, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trí Dõi (Khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) than phiền, chính tả tiếng Việt hiện nay rất lộn xộn.
Ông Dõi cho rằng, các quy định về chính tả hiện nay của Việt Nam chưa thống nhất và “tình trạng như thế là không thể chấp nhận được.”
Lấy ví dụ, ông Dõi cho biết ở Nha Trang (Khánh Hòa) có một trường trung học với bảng tên gọi ở cổng trường là “Lý Tự Trọng”. Thế nhưng, trong sách giáo khoa lại ghi là Lí Tự Trọng. Điều này sẽ khiến học sinh hàng ngày được làm quen với một thực tế bất nhất giữa cách dùng trong sách giáo khoa và thực tế.
Trong một số sách giáo khoa cũng không tránh khỏi việc sai chính tả, và khi phát hiện ra sai, người ta in thêm một tờ giấy nhỏ kẹp vào để... đính chính.
Gần đây nhất, ở Lễ hội đền Hùng 2010, ban tổ chức còn in trên panô là “bánh trưng” và “bánh giày”...
Ông Dõi đặt câu hỏi: Liệu người làm panô đó có nghĩ rằng đó là họ đã làm “sai chính tả” tiếng Việt hay không? Và điều quan trọng là có bao nhiêu người trong hàng vạn người đi hội đền Hùng “đọc” được những chữ này và sau đó có xem báo để biết đó là một hiện tượng viết sai chính tả tiếng Việt?
Đó là chưa kể trên nhiều ấn phẩm của các cơ quan báo chí, lỗi sai chính tả được phát hiện khá nhiều. Thậm chí, ngay cả văn bản của các Bộ, ngành cũng không “thoát nạn” chính tả.
Đồng tình, ông Nguyễn Ái Việt, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội), chủ nhiệm báo cáo tình hình chính tả trong văn bản tiếng Việt cho hay: “Lỗi chính tả nhiều đến mức chữa không xuể, trám được chỗ này lại bục chỗ kia.”
Ông Việt cho rằng, sẽ sai lầm vô cùng nếu nghĩ rằng sai chính tả là chuyện nhỏ bởi nó có tầm quan trọng đặc biệt. Văn bản pháp luật sai chính tả ảnh hưởng lòng tin của người dân. Báo chí, sách vở sai chính tả sẽ làm méo mó thông tin, để lại mầm độc ngôn ngữ và tư duy thế hệ trẻ...
Đó cũng là lý do Viện Công nghệ Thông tin, bằng công nghệ đã xếp hạng văn bản với mục tiêu nâng cao nhận thức xã hội về lỗi chính tả.
Cần có Luật Ngôn ngữ
Tại bản báo cáo, ông Việt và cộng sự đã lựa chọn một danh sách gồm 177 website của các tổ chức, đơn vị như các Bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, trường đại học, viện nghiên cứu, báo chí, doanh nghiệp...
Các tác giả dùng từ điển Hoàng Phê và từ điển của Ủy ban Khoa học Xã hội làm gốc, để so sánh chính tả.
Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu cho hay báo chí, xuất bản và truyền thông là khu vực bị phạm lỗi nhiều nhất, với tỷ lệ 9,58%. Kế đó là cơ quan thuộc Chính phủ: 8,63%, chính quyền địa phương là 8,15%, đại học và viện nghiên cứu là 7,13%...
Những lỗi chính tả thường mắc phải đó là: soi mói (xoi mói) 76,33%, cọ sát (cọ xát) 28,38%, thăm quan (tham quan) 20,61%...
Các kết quả đánh giá trên được nhóm nghiên cứu công bố tại www.xephangvanban.com.
Ông Việt cũng cho hay, tại trang web này, tất cả người dùng internet cũng có thể vào đó và soát lỗi trang web mình quan tâm (theo một số tập từ nhất định).
Tuy nhiên, việc đánh giá, xếp hạng như trên suy cho cùng cũng sẽ chỉ là "ném đá ao bèo," nếu không thu hút được sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt là cơ quan công quyền.
Giáo sư Trần Trí Dõi cho rằng mỗi ngôn ngữ đều có chuẩn, và nhà nước phải quy định chuẩn đó. Bởi vậy, ông cho rằng cần cho ra đời Luật Ngôn ngữ để bảo đảm sự thống nhất của chính tả.
Ông Dõi cũng nói, trong điều kiện trình độ ngôn ngữ học và kỹ thuật công nghệ phát triển, vấn đề chuẩn chính tả có thể đáp ứng được. Vấn đề là chúng ta phải đồng thuận và tổ chức thực hiện một cách có trách nhiệm và khoa học.
Ngoài ra, phải có tính pháp lý với chính tả. Giả dụ, nếu một người hưởng lương mà lại viết sai chính tả thì sẽ bị phạt. Chỉ có như vậy, ý thức của người dân về chính tả mới được nâng cao, tránh tình trạng lộn xộn như hiện nay./.
Bản báo cáo “Tình hình chính tả văn bản tiếng Việt” được Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ VieGrid phối hợp tiến hành. Được biết, các đợt đánh giá tiếp theo sẽ được tiến hành 3 tháng/lần và sẽ liên tục được mở rộng về quy mô để hậu thuẫn cho một chiến dịch cộng đồng về quét lỗi chính tả. Tại website www.xephangvanban.com (được khai trương ngày 28/7,) các tác giả cũng giới thiệu các sản phẩm soát lỗi chính tả tiếng Việt của nhiều đơn vị khác nhau để độc giả lựa chọn. |