Rã đông thịt sai cách
Rã đông thịt ở nhiệt độ phòng hay bằng nước nóng đều không tốt.
“Vùng nguy hiểm” - hay là nhiệt độ thích hợp nhất để vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong thức ăn - là từ 4 độ C đến 60 độ C, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Do đó để thịt rã đông tự nhiên ở nhiệt độ thường sẽ khiến món thịt dễ bị nhiễm khuẩn.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
|
Nhiều người mất kiên nhẫn nên dùng nước nóng để thúc đẩy quá trình rã đông. Tuy nhiên, dùng nước nóng cũng không hề an toàn hơn việc để thịt ở nhiệt độ thường vì nhiệt độ của thịt đông lạnh khi gặp nước nóng cũng có xu hướng dịch chuyển xuống “vùng nguy hiểm”.
Cách tốt nhất để rã đông thịt cho bé là ngâm thịt trong nước lạnh. Hãy cho nguyên túi thịt còn buộc kín vào nồi/bồn nước mát và 30 phút thay nước một lần để thịt tiếp tục được rã đông. Việc rã đông theo cách này nhanh hơn trong tủ lạnh. Cách làm này sẽ mất khoảng 1 tiếng đối với 4-5 lạng thịt. Tuy không nhanh bằng rã đông với nước nóng nhưng sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Nấu nhiều loại thịt cùng với nhau
Không nên nấu nhiều loại đạm (protein) khác nhau cùng một lúc vì điều này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm. Do đó, mỗi bữa mẹ chỉ nên chọn một loại thịt để nấu cho con, chẳng hạn như đã có thịt bò rồi thì không cần bỏ thịt gà hay thịt heo vào nữa.
Làm đông lạnh thịt không đúng cách
Khi mua thịt từ ngoài hàng về, đừng vội ném túi thịt vào ngăn đá tủ lạnh. Chất lượng thịt sẽ được duy trì tốt hơn nêu mẹ gói thịt kĩ càng trong giấy nhôm và cho vào túi, buộc kín rồi mới để vào ngăn đá.
Dùng chung thớt để thái rau và thịt sống
Thịt sống sẽ để lại vi khuẩn lên bất cứ nơi nào nó chạm đến. Cục Kiểm dịch và An toàn Thực phẩm khuyên dùng thớt riêng để thái thịt và thái rau. Nếu mẹ chỉ có một chiếc thớt, hãy thái rau trước rồi mới thái đến thịt hoặc cá.
Để thịt sống trong tủ lạnh quá lâu
Đối với các loại thịt xay, thịt gia cầm và hải sản sống, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyên chỉ nên làm lạnh không quá 2 ngày.