Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sản xuất công nghiệp giảm mạnh trong tháng 8

Thảo Nguyên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- 8 tháng năm 2021 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn tốc độ tăng 2,2% của cùng kỳ năm 2020, nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, trong tháng 8, IIP đầu tàu kinh tế TP Hồ Chí Minh giảm tới 49,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình Dương và Đồng Nai, 2 tỉnh có đóng góp lớn cho sản xuất công nghiệp của cả nước cũng giảm lần lượt là 12,6% và 13,3%.

Không nằm ngoài dự báo, sản xuất công nghiệp trong tháng 8 chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

 Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Katolec Việt Nam, KCN Quang Minh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Ước tính, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2021 giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng ngành chế biến, chế tạo, vốn là động lực tăng trưởng cho khu vực này, giảm tới 9,2% trong tháng 8.

Tính chung 8 tháng năm 2021, IIP tăng 5,6% so với 8 tháng năm 2020. Mặc dù con số này cao hơn tốc độ tăng 2,2% của cùng kỳ năm 2020 nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019, và cũng thấp hơn nhiều so với mức tăng xấp xỉ 10% của thời điểm trước khi đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát.

Đáng chú ý, một số ngành có IIP giảm mạnh khiến mức tăng trong 8 tháng đầu năm tăng ít. Trong đó, các ngành có mức giảm mạnh gồm: sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (giảm 13,9%), khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (giảm 10,7%), sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị (giảm 7,6%).

Ngoài ra, một số ngành có mức giảm nhẹ bao gồm: thoát nước và xử lý nước thải (giảm 3,6%), sản xuất sản phẩm thuốc lá (giảm 1,7%), in, sao chép bản ghi các loại (giảm 1%), khai thác than cứng và than non (giảm 0,9%)

Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước bao gồm: Tivi các loại giảm 27,1%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 14,3%; đường kính giảm 9,5%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6,2%; bột ngọt giảm 5,7%; thủy hải sản chế biến giảm 5,1%; thức ăn cho thủy sản giảm 5%.

3 nhóm ngành giúp đóng góp vào việc tăng IIP bao gồm: Ngành chế biến, chế tạo tăng 7% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,7%), đóng góp 5,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,6% và ngành cung cấp nước, đóng góp 0,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung; Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Dịch Covid-19, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nên sản xuất bị đình trệ, dẫn đến IIP giảm mạnh trong tháng 8. Đáng chú ý, IIP của đầu tàu kinh tế TP Hồ Chí Minh giảm tới 49,2% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, Bến Tre giảm 60,1%; Đồng Tháp giảm 59,1%. Tương tự, IIP tháng 8 của Vĩnh Long giảm 41,5% so với cùng kỳ năm trước. Tây Ninh giảm 36,9%; Sóc Trăng giảm 31,4%; Hậu Giang giảm 29,5%; Khánh Hòa giảm 28,6%; Tiền Giang giảm 27%; Cần Thơ giảm 25,9%; Kiên Giang giảm 25,6%; Long An giảm 20,9%; Đà Nẵng giảm 17,1%.

Bình Dương và Đồng Nai, hai tỉnh có đóng góp lớn cho sản xuất công nghiệp của cả nước cũng giảm, lần lượt là 12,6% và 13,3%.

Ngược lại, một số địa phương vẫn có chỉ số IIP tăng. Chẳng hạn, Hải Phòng tăng 21,2%; Hà Nam tăng 18,5%; Hải Dương tăng 17,8%; Quảng Ninh tăng 17,5%; Thái Bình tăng 15,8%; Nghệ An tăng 14,9%...

Tuy nhiên, sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp của các địa phương này không đủ bù đắp cho mức giảm mạnh của các tỉnh khu vực phía Nam. Nhiều tỉnh của khu vực này là trọng điểm sản xuất công nghiệp của cả nước, do vậy, sản xuất giảm đ