Được biết người Dao chiếm tỉ lệ 41% của huyện Ba Chẽ, nên chính quyền huyện đã chọn văn hóa người Dao để tổ chức 2 lễ hội trên.
Với lễ hội Trà hoa vàng – một sản phẩm đặc sắc, thế mạnh của huyện góp phần xúc tiến thương mại, thu hút các DN đầu tư vào huyện trên các lĩnh vực trồng, chế biến dược liệu. Bên cạnh đó nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển kinh tế và thực hiện chủ trương của tỉnh Quảng Ninh về xây dựng chương trình OCOP “mỗi xã phường một sản phẩm” từng bước xây dựng sản phẩm cấp quốc gia; xây dựng chương trình nông thôn mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tốc thiểu số huyện Ba Chẽ.
Lễ hội Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ |
Ông Nguyễn Công Quyền – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Ba Chẽ cho biết, lễ hội Bàn Vương là lễ hội đầu tiên ở khu vực phía Bắc có sự tham gia của 6 tỉnh phía Bắc. Đây cũng là chương trình nằm trong Đề án “Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải”; quảng bá tiềm năng du lịch thông qua đặc trưng văn hóa và nét đẹp trong trang phục, nghi lễ, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa của các dân tộc huyện Ba Chẽ. Hoạt động trên còn là cầu nối giao lưu, gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm giữa nghệ nhân dân gian trrong và ngoài huyện.
Việc tổ chức 2 hoạt động văn hóa tại cùng thời điểm với các chương trình nghệ thuật đặc sắc; tái hiện hành trình “vượt biển” của người Dao đến với vùng đất mới trên 12 con thuyền tượng trưng cho 12 dòng họ người Dao; lễ hội nhảy lửa, nghi lễ tưởng niệm ông tổ Bản Vương – thủy tổ của người Dao… đang tạo nên một tổng thể hiệu ứng về sự tôn vinh, quảng bá truyền thông về sản phẩm Trà hoa vàng nói riêng, các sản phẩm đặc trưng của cả một nguồn tài nguyên vô tận những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc huyện Ba Chẽ như một lời chào, lời mời gọi các nhà đầu tư và du khách đến với Ba Chẽ - một vùng đất với khát vọng đi lên đầy hứa hẹn.