Giằng coSau nỗ lực lên đỉnh, TTCK Việt Nam đã có sự điều chỉnh từ cuối tuần qua. Xu hướng này đúng theo quy luật và dự báo, vẫn tiếp tục diễn ra khi mở cửa phiên đầu tuần này (22/3). Dù sắc xanh chiếm ưu thế trong thời gian mở cửa thị trường ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng VN-Index vẫn bị thử thách ngưỡng 1.200 điểm.Nguyên nhân khiến VN-Index chưa thể vượt qua được mốc 1.200 điểm là do áp lực vẫn còn khá lớn ở nhiều cổ phiếu trụ cột. Trong đó, CTD giảm 1%, FPT giảm 0,9%, TCB giảm 0,7%, SAB giảm 0,6%, VIC giảm 0,5%. BAB và SHB giảm sâu và là nhân tố chính khiến HNX-Index đi xuống.
Với nhóm cổ phiếu “công thần” giúp VN-Index vượt ngưỡng kháng cự 1.200 điểm tuần trước là nhóm ngân hàng, sau khoảng 30' giao dịch, phiên 23/3, nhóm này bắt đầu lạc nhịp. Đà tăng mạnh suốt chuỗi ngày qua tạo áp lực chốt lãi lớn lên nhóm cổ phiếu ngân hàng khiến hàng loạt mã chìm trong sắc đỏ. PGB, MSB, SHB, VBB, SGB, STB... giảm khá sâu trên 1% trong đầu phiên sáng.Việc giảm giá của cổ phiếu ngân hàng theo các chuyên gia chủ yếu do áp lực chốt lãi sau chuỗi ngày tăng nóng. Sự điều chỉnh này được cho là để kiến tạo nền móng vững chắc cho mặt bằng giá mới là điều cần thiết sau bất kỳ chuỗi tăng nào. Nếu thiết lập thành công mặt bằng giá mới với cân đối cung cầu đủ tốt, dòng cổ phiếu ngân hàng có thể vẫn là điểm tựa tốt của thị trường.Trong tuần này, một số thông tin vẫn tác động tích cực đến thị trường. Đó là việc FED giữ nguyên lãi suất. Trong nước, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (“Moody’s”) thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm và điều chỉnh tăng triển vọng lên tích cực.Moody's cũng thông báo điều chỉnh triển vọng tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn của 15 ngân hàng Việt Nam và giữ nguyên xếp hạng ở Ba3. Trong đó, 5 ngân hàng được nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực, 4 ngân hàng từ ổn định lên tích cực và 6 ngân hàng từ tiêu cực lên ổn định. 15 ngân hàng trong diện điều chỉnh gồm: ABBank, ACB, HDBank, Vietcombank, BIDV, LienVietPostBank, MB, OCB, SeABank, TPBank, Agribank, VIB, VietinBank, VPBank, Techcombank.Cơ hội chinh phục ngưỡng 1.211 điểmTheo phân tích của các chuyên gia chứng khoán, sau khi tăng mạnh, thị trường có thể chịu áp lực điều chỉnh trong những phiên đầu tuần trước khi hồi phục tăng điểm về cuối tuần (ngày 25 - 26/3).Báo cáo của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, cơ hội tăng điểm, chinh phục mốc đỉnh lịch sử 1.210 điểm vẫn hiện hữu nhưng KBSV cho rằng đà tăng sẽ khá thoải với các nhịp rung lắc đan xen trong quá trình đi lên. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn và có thể linh hoạt chốt lời quay vòng 1 phần nhỏ. Tương tự, Công ty Chứng khoán BSC đánh giá, VN-Index vẫn có cơ hội hướng tới chinh phục mức đỉnh lịch sử tại quanh ngưỡng 1.211 điểm trong tuần 22-26/3.Về khuyến nghị đầu tư, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVS) đưa ra khuyến nghị, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm dẫn dắt như ngân hàng được kỳ vọng sẽ có diễn biến tích cực để nâng đỡ thị trường đi lên trong giai đoạn này. Đà tăng của thị trường chứng khoán thế giới, thông tin lợi nhuận quý I/2021 và mùa đại hội cổ đông sắp tới của các DN niêm yết sẽ là các yếu tố hỗ trợ cho diễn biến thị trường trong ngắn hạn. BVS khuyên nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục ở mức 55 - 70% cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể xem xét mua gia tăng tỷ trọng các vị thế ngắn hạn khi thị trường điều chỉnh, tuy nhiên chỉ nên tập trung ở nhóm cổ phiếu bluechips đang tích lũy.