Sau quyết định này, nhiều người băn khoăn, có phải Đề án quốc hoa Việt Nam được Bộ VHTT&DL phối hợp Ban Tuyên giáo T.Ư và Bộ NN&PTNN thực hiện từ năm 2010 đến 2012 không được chấp nhận? Mọi quy trình lựa chọn quốc hoa lại được nghiên cứu, lấy ý kiến từ đầu. Tuy nhiên, theo một thành viên của ban soạn thảo Đề án này cho biết: "Thủ tướng Chính phủ đánh giá rất cao cách làm khoa học, cụ thể của Đề án quốc hoa Việt
Để nhân dân lựa chọn và suy tôn quốc hoa được coi là giải pháp hữu hiệu khi đang còn rất nhiều ý kiến đắn đo về thẩm quyền quyết định quốc hoa sẽ thuộc Quốc hội, Thủ tướng, hay một đơn vị quản lý Nhà nước khác. Hơn nữa, một trong những tiêu chí của quốc hoa Việt Nam là thể hiện được bản sắc văn hóa, cốt cách và tinh thần dân tộc, ý chí và nguyện vọng của nhân dân thì việc lựa chọn để nhân dân tự chấp nhận và tôn vinh vẫn là cách làm phù hợp. Bài học về sự thành công cho hình thức lựa chọn quốc hoa này đã được chứng minh ở Ấn Độ, Hà Lan... Song, những người từng nghiên cứu và xây dựng Đề án lại băn khoăn: Nếu không có một chiến lược lâu dài, liệu rằng 10 năm sau, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, khi sen hồng được người dân mặc định là quốc hoa có còn là loài hoa tiêu biểu, sống ở khắp các vùng đất nước? Hơn nữa, trong Đề án đã xây dựng quy chế sử dụng quốc hoa. Nếu quy chế đó không được ban hành thì việc sử dụng quốc hoa có trở nên thiếu nhất quán?
Sen hồng chắc thắng
Cho dù, sau quyết định của Thủ tướng Chính phủ, vấn đề loài hoa nào trở thành quốc hoa lại một lần nữa được người dân, các nhà khoa học, chuyên gia đem ra "mổ xẻ". Song, hầu hết các ý kiến vẫn nghiêng về sen hồng. Thực tế hiện nay, trong nhiều sự kiện lớn của đất nước, sen hồng được lựa chọn trở thành biểu tượng. Tổng cục Du lịch Việt
Nhiều nhà khoa học băn khoăn về thời điểm lựa chọn quốc hoa hay sự trùng lặp với quốc hoa của nước khác, nhưng đa số ủng hộ sen hồng trở thành quốc hoa. Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ: "Hoa sen từng được nhiều nước chọn làm quốc hoa, nhưng nếu các nước khác chọn sen trắng thì Việt