"Thời gian tới, đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại tiếp tục hỗ trợ các DN tìm kiếm nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu; Bộ Tài chính xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn, phối hợp tổ chức nhập khẩu thịt lợn theo chỉ đạo của Chính phủ." - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường "Giải pháp quan trọng nhất để bình ổn giá thịt lợn là cân bằng được cung cầu. Theo đó, kiến nghị Chính phủ cần có nghị định chuyên đề về phát triển chăn nuôi lợn sau thời gian dài chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Nghị định cần cụ thể hóa cơ chế, chính sách về tín dụng, đất đai, nguồn lực, để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia…" - Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin Đào Mạnh Lương Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, bằng gần 74% tổng đàn trước khi có dịch tả lợn châu Phi. Tốc độ tăng đàn bình quân 3 tháng đầu năm 2020 đạt 6,2%. Dự kiến, sản lượng thịt lợn năm 2020 đạt 3,9 triệu tấn. Đến đầu quý III, nguồn cung thịt lợn có thể đáp ứng được khoảng 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước. |
Siết chặt đầu cơ, thổi giá thịt lợn
Kinhtedothi - “Việc đưa giá lợn xuống mức hợp lý không chỉ nhằm kiềm chế tăng giá tiêu dùng chung của cả nước, hài hòa giữa lợi ích người chăn nuôi, người tiêu dùng mà quan trọng hơn, điều này còn nhằm giữ thị trường thịt lợn phát triển bền vững” – Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh như trên tại buổi làm việc với các DN chăn nuôi ngày 30/3.
“Việc đưa giá lợn xuống mức hợp lý không chỉ nhằm kiềm chế tăng giá tiêu dùng chung của cả nước, hài hòa giữa lợi ích người chăn nuôi, người tiêu dùng mà quan trọng hơn, điều này còn nhằm giữ thị trường thịt lợn phát triển bền vững” – Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh như trên tại buổi làm việc với các DN chăn nuôi ngày 30/3.
Từ 1/4, giá lợn hơi còn 70.000 đồng/kg
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, thời gian qua, các DN chăn nuôi đã giảm giá lợn, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn chưa được hưởng lợi. Giá lợn hơi bán ra có nơi vẫn lên đến 140.000 đồng/kg.
Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam Vũ Anh Tuấn cho biết, với giá bán lợn hơi từ nguồn của các DN là 75.000 đồng/kg, theo tính toán chi phí vận chuyển lưu thông, khi đến tay người tiêu dùng thì mức giá cao nhất cũng chỉ khoảng 100.000 đồng/kg. Nhưng thực tế, người tiêu dùng vẫn đang phải trả mức giá cao hơn đến 40%. Theo ông Tuấn, thực trạng này cho thấy khâu trung gian hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ lợi nhuận quá cao và cần phải có cơ chế để quản lý.
Cùng chung quan điểm, đại diện một số DN cho rằng, việc khâu trung gian hưởng lợi quá lớn không chỉ khiến người sản xuất, người tiêu dùng chịu thiệt, các DN chăn nuôi bị ảnh hưởng mà Nhà nước cũng bị thất thoát một nguồn thuế lớn.
Để tiếp tục phát triển ngành chăn nuôi lợn theo hướng bền vững, đồng thời giảm áp lực của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Chính phủ đã có chỉ đạo với quyết tâm đưa giá lợn hơi xuống 60.000 đồng/kg trong năm 2020.
Trước mắt là đưa giá từ 75.000 đồng/kg xuống mức 70.000 đồng/kg từ tháng 4/2020. Liên quan đến chỉ đạo của Chính phủ, tại cuộc họp ngày 30/3, đại diện một loạt các DN chăn nuôi lợn như C.P Việt Nam, CJ Vina, Dabaco, Japfa Confeed, Emivest, GreenFeed… cho biết sẽ ủng hộ chủ trương trên của Chính phủ và thực hiện giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg kể từ ngày 1/4/2020.
Doanh nghiệp đóng vai trò “đầu tàu”
Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, Bộ phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương, DN quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh tái đàn lợn và kết nối nhập khẩu nhằm bình ổn thị trường đối với mặt hàng này. Kết quả, các DN chăn nuôi lớn đã đồng hành cùng Chính phủ, hạ giá bán lợn hơi xuống mức giá từ 73.000 - 76.000 đồng/kg.
Cùng với đó, để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, người phân phối và người tiêu dùng, từ cuối năm 2019, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng cường nhập khẩu thịt lợn. Đến nay, số lượng thịt lợn nhập khẩu đạt hơn 39.191 tấn, tăng 312% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, tỷ trọng nhập khẩu chủ yếu từ Canada 25,81%, Đức 20,59%, Ba Lan 13,77%...
Mặc dù vậy, giá lợn trên thị trường vẫn “neo” ở mức cao mà nguyên nhân quan trọng đến từ khâu trung gian. Chính vì vậy, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Công Thương cần tăng cường kiểm soát giá của chuỗi cung ứng thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, thổi giá, nhất là ở các khâu trung gian. Ban Chỉ đạo 398 quốc gia và các địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép lợn, sản phẩm lợn ra khỏi Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ NN&PTNT đẩy mạnh tái cấu trúc ngành chăn nuôi, trong đó các DN, hợp tác xã phải là chủ lực, động lực cho phát triển, trước hết là trong cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi… Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng vùng chăn nuôi an toàn để kiểm soát tốt dịch bệnh.
Hoan nghênh tinh thần đồng hành của các DN, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tái đàn, đóng vai trò “đầu tàu” trong điều chỉnh giá thịt lợn xuống mức hợp lý theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với phấn đấu tăng đàn 25% trong năm 2020 để bổ sung nguồn cung thịt lợn cho năm 2020, Chính phủ khuyến khích các DN cung ứng nguồn giống cho các trang trại, cơ sở chăn nuôi phục hồi đàn lợn trong thời gian tới.