Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sinh viên trông cậy vào Google

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Kết quả khảo sát của dự án “Đào tạo, tư vấn về nghiên cứu và giáo dục Y học” hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hà Lan mới đây đưa ra con số giật mình: có đến 70% sinh viên ĐH Y dược không học một giờ nào trên thư viện.

KTĐT - Kết quả khảo sát của dự án “Đào tạo, tư vấn về nghiên cứu và giáo dục Y học” hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hà Lan mới đây đưa ra con số giật mình: có đến 70% sinh viên ĐH Y dược không học một giờ nào trên thư viện.

Sinh viên nhiều ĐH, CĐ không hề biết thư viện trường ở đâu suốt 4-5 năm theo học. Thực tế, nhiều ĐH không có thư viện riêng, một số trường có thì đầu sách nghèo nàn, lạc hậu.

Kết quả khảo sát của dự án “Đào tạo, tư vấn về nghiên cứu và giáo dục Y học” hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hà Lan mới đây đưa ra con số giật mình: có đến 70% sinh viên ĐH Y dược không học một giờ nào trên thư viện. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn tại nhiều ĐH, CĐ, đặc biệt là trường ngoài công lập, tình trạng “trắng” thư viện khá phổ biến hoặc thư viện quá nghèo nàn, chắp vá, nên tình trạng sinh viên lười đến thư viện cũng là điều dễ hiểu.

 

Chỗ học một đằng, thư viện một nẻo

ĐH Hồng Bàng, TPHCM có khá nhiều cơ sở và mỗi khoa được bố trí học ở một cơ sở khác nhau. Nhưng chỉ có cơ sở ở quận Gò Vấp được bố trí một phòng để làm thư viện. Tuy nhiên, thư viện ở đây mới chỉ có tấm bảng tên, bên trong không hề có sách. Cũng chính vì vậy, nên thư viện này luôn luôn... đóng cửa.

 

Hầu hết sinh viên trường này không biết đến và chưa một lần đặt chân đến thư viện trường. M.Hồng, sinh viên khoa Mỹ thuật công nghiệpcho biết: “Ngành học của em cần tham khảo rất nhiều tài liệu, hầu hết đều là những tài liệu đắt tiền. Nhưng trường không có thư viện, nên em phải sử dụng ké sách của một bạn bên ĐH Kiến trúc”.

 

Cơ sở trên đường Đoàn Văn Bơ, quận 4 của ĐH Mở TPHCM cũng không có thư viện cho người học. Sinh viên học cơ sở này muốn tham khảo tài liệu tại thư viện thì phải quay về cơ sở chính ở Võ Văn Tần. Nhiều sinh viên ngại đi xa nên cũng không đến thư viện. L.Quỳnh, sinh viên năm cuối ngành Đông Nam Á cho biết: “Thư viện cách chỗ học đến mấy cây số, nên ngại đi. Cần thông tin thì lên mạng tìm hoặc chỉ học trong sách mà giảng viên bộ môn bán mà thôi. Gần bốn năm học ở đây nhưng em không hề biết “mặt mũi” thư viện trường”.

 

Tương tự, CĐ Bách Việt, TPHCM có ba cơ sở nhưng chỉ có duy nhất một thư viện đặt tại cơ sở 3. Cơ sở 2 củaĐH Sài Gòn ở 28 Nguyễn Thông quận 3, cũng không có phòng thư viện. Sinh viên muốn đọc sách, tham khảo tài liệu đều phải sang cơ sở chính ở An Dương Vương, quận 5.

 

Học một nơi, thư viện một nẻo khiến nhiều SV ngại khi đến thư viện. Thậm chí, có nhiều trường hợp, suốt cả thời SV không làm thẻ thư viện.

 

Trong số các ĐH hiện nay, thư viện Tạ Quang Bửu của ĐH Bách khoa Hà Nội được đánh giá là một trong những thư viện lớn nhất trong hệ thống thư viện ĐH ở Việt Nam với diện tích 37.000m2, có khả năng phục vụ cùng lúc hơn 2.000 sinh viên.

Trông nhờ vào… Google

 

Tại cơ sở chính của ĐH Văn Hiến, thư viện có đủ phòng đọc, kho sách. Nhưng kho sách chưa tới 20m2 và số đầu sách khá khiêm tốn nên phần lớn sinh viên đến thư viện chỉ để… đọc báo. Một sinh viênkhoa Quản trị kinh doanh cho biết: “Thư viện trường rất ít sách, đặc biệt là sách phục vụ chuyên ngành. Muốn có sách tham khảo phải lên thư viện tổng hợp còn khi làm bài thuyết trình thì dùng “Google” để tra cứu. Hiện tại, SV của trường đều phải tự mua tài liệu phục vụ môn học”.

 

Thư viện tại cơ sở chính của ĐH Mở TPHCM khá khang trang, nhiều đầu sách. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều sinh viên, thư viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đọc vì đầu sách mới không nhiều. Có nhiều môn học vẫn chưa cập nhật sách, tài liệu tham khảo mới. Quỳnh Tiên, sinh viên năm thứ 3 ĐH Mở TPHCM cũng than thở: “Thư viện trường không có tài liệu, thông tin trên mạng thì không hoàn chỉnh, nên tụi em rất vất vả khi làm tiểu luận. Em chỉ mong lên thư viện là có đủ tài liệu tham khảo, tài liệu hay”.

 

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD - ĐT, 369 trường ĐH, CĐ đang có trên 1.700 phòng thư viện với diện tích gần 287.000 m2. Trong số này có rất nhiều ĐH “trắng” thư viện như: Đại Nam, Nguyễn Trãi, Võ Trường Toản… Có rất nhiều trường có quy mô đào tạo hàng ngàn sinh viên nhưng chỉ có duy nhất một phòng thư viện với diện tích chật hẹp như: ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) có diện tích là 128m2; thư viện của CĐ Thương mại vỏn vẹn có 56m2; ĐH Răng hàm mặt có một phòng thư viện với diện tích 30m2…