Hiện nhiều mảnh ghép của giao thông “số” đã được đưa vào sử dụng, cho hiệu quả rất tích cực, nhưng chưa thể tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.Tối ưu công tác quản lýChuyên gia giao thông, Thạc sỹ Vũ Hoàng Chung nhận định: “Hà Nội cũng như nhiều đô thị lớn khác trong khu vực và trên thế giới khi vấn nạn ùn tắc giao thông (UTGT) luôn song hành với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng dân số cũng như phương tiện giao thông. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng rất tốn kém và thường kéo dài nhiều năm, trong khi sự gia tăng dân số, phương tiện lại tình từng ngày. Chính vì thế, xu thế tất yếu mà TP hướng tới là phải ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào mọi mặt của hệ thống GTVT.
Ví dụ như trên các tuyến cao tốc và một số khu vực nội thành Hà Nội, hệ thống camera giám sát sẽ giúp lực lượng chức năng giảm thiểu nhân lực trong khi vẫn tăng tối đa hiệu quả quản lý, tổ chức giao thông. Hay những ứng dụng tự động tính giờ, tính tiền trong các bãi đỗ; số hoá dữ liệu bằng lái xe; cung cấp dịch vụ đổi bằng lái, nộp phạt… trên nền tảng trực tuyến đã phát huy hiệu quả rõ rệt, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức đi lại cho cả người dân lẫn cơ quan chức năng. Chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng đánh giá: “Chuyển đổi dần sang số hoá, tự động hoá, giao tiếp online trực tuyến đã cho thấy nó là xu thế tất yếu của giao thông hiện đại”.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, nhiều năm qua, bên cạnh việc bổ sung hạ tầng để giải quyết vấn nạn UTGT, khái niệm giao thông thông minh cũng là phương án hiệu quả đã và đang được Hà Nội áp dụng để tận dụng các lợi thể từ phát triển công nghệ toàn cầu, giao thông thông minh giúp củng cố năng lực hạ tầng và khai thác triệt để nguồn lực sẵn có, đồng thời hướng đến các giải pháp đi lại xanh hơn, an toàn và hiệu quả hơn.Còn nhiều gian nanLãnh đạo Sở GTVT Hà Nội chia sẻ, trong quá trình thực tiễn triển khai, việc từng bước áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý điều hành giao thông cũng có những khó khăn vướng mắc, hạn chế. Cụ thể như: Một số dự án nghiên cứu được triển khai nhưng chỉ mang tính chất thí điểm, riêng lẻ; Các ứng dụng giao thông thông minh mới chỉ dừng ở mức độ khiêm tốn, chủ yếu tập trung vào các ứng dụng điều hành giao thông thông thường, mức độ tự động hóa chưa cao.Về phía người dân, do đa số sử dụng xe máy, nên khả năng tiếp cận được các thông tin về tình hình giao thông trực tuyến theo thời gian thực là rất khó và đây là trở ngại không nhỏ. Bên cạnh đó, TP chưa có trung tâm điều hành tập trung với quy mô, bài bản để có thể kết nối và điều khiển các hệ thống quản lý giao thông số hoá riêng lẻ. Quan trọng hơn nữa, hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông chưa được phát triển đồng bộ, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Thêm vào đó, nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức trong việc quản lý vận hành những hệ thống tiên tiến này còn rất hạn chế.Nhiều chuyên gia còn cho rằng, Hà Nội chưa có “Khung kiến trúc” của một đô thị thông minh, trong đó giao thông thông minh chưa được xây dựng và ban hành, quy chuẩn tiêu chuẩn theo chuyên ngành. Dẫn đến việc tiếp cận công nghệ hiện đại còn gặp nhiều khó khăn; nhân sự trong lĩnh vực này chưa làm chủ được công nghệ sản xuất những thiết bị này.Từ thực tiễn đó, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho rằng, bên cạnh việc triển khai thực hiện bằng các dự án, công trình cụ thể, rất cần thiết một hành lang pháp lý cũng như cơ chế khuyến khích để giải quyết các khó khăn vướng mắc, làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước, DN và người dân cùng tham gia quá trình chuyển đổi “số” giao thông. Tuy nhiên, Thạc sỹ Vũ Hoàng Chung nêu quan điểm: “Muốn có một nền tảng giao thông thông minh thực sự và toàn diện, Hà Nội cần phải một kịch bản rõ ràng cụ thể, nhằm tổng hoà các công nghệ, kỹ thuật đang ứng dụng, ghép nó thành một hệ thống tổng hoà. Giao thông thông minh là một trong hợp phần quan trọng nhất của đô thị thông minh, là “cứu cánh” cho cả nhà quản lý, người dân và DN; không chỉ giảm thiểu UTGT, tai nạn giao thông, nó còn là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội toàn diện”.
Hà Nội đang triển khai số hóa cơ sở dữ liệu hạ tầng và phương tiện giao thông; Xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến. Quản lý, thu thập dữ liệu đối với 362 nút đèn tín hiệu giao thông và 62.172 điểm GPS quanh nút đèn, 930 tuyến đường trên địa bàn 12 quận, 1.562 điểm dữ liệu GPS và hình ảnh về hạ tầng vận tải hành khách công cộng, 1.608 xe buýt 320/800 nút giao ngã tư và 5 điểm tiếp cận quanh nút giao (1.600 điểm). |