Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sôi nổi hội thi “Hòa giải viên giỏi” TP Hà Nội

Hồng Thái
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 10/9, UBND TP Hà Nội đã tổ chức vòng sơ khảo cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn TP – Cụm 1 với 10 đội thi đến từ các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hà Đông, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn.

Phần thi của quận Hoàn Kiếm. 
Tại hội thi, các đội trải qua 3 phần thi: Lý thuyết; Xử lý tình huống; Năng khiếu. Tại phần thi Lý thuyết, các câu hỏi trắc nghiệm là những vấn đề, tình huống pháp luật thường xảy ra trong thực tiễn công tác hòa giải trên tất cả các lĩnh vực như dân sự, hành chính, đất đai, hôn nhân gia đình, bạo lực gia đình…
Phần thi của quận Ba Đình. 
Các đội đã thuyết phục và tạo được ấn tượng đối với Ban Giám khảo cũng như đông đảo khán giả đến cổ vũ hội thi bởi sự am hiểu pháp luật qua việc trả lời chính xác các câu hỏi.
Tại phần thi Xử lý tình huống, bằng sự kết hợp hài hòa giữa cái lý, cái tình, bằng sự hiểu biết về kiến thức pháp luật cùng với sự khéo léo, kinh nghiệm của hòa giải viên, thí sinh các đội đã xuất sắc giải quyết các tình huống do Ban Tổ chức đưa ra liên quan đến những tranh chấp, mâu thuẫn về đất đai, tài sản thừa kế, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ gia đình.
Phần thi của huyện Đông Anh. 
Tại phần thi Năng khiếu, các đội thi đã trình diễn những tiểu phẩm có nội dung thực tế, rất đời thường, sinh động, có nội dung thiết thực, đậm tính nhân văn với hình thức thể hiện hấp dẫn, sáng tạo.
Với tiểu phẩm “Chúng tôi đã hiểu”, đội thi quận Thanh Xuân đã thể hiện nhân vật bà Mai có nhà xây dựng lấn chiếm vỉa hè, đường ngõ đi chung của khu dân cư. Đồng thời vi phạm cam kết thực hiện “Tổ dân phố 5 không” ở tiêu chí “ Không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè”. Sau khi nghe bà con láng giềng, tổ hòa giải phân tích, giải thích, thuyết phục, bà đã chủ động thuê thợ đến tháo dỡ và cam kết không tái phạm, thực hiện đứng chủ trương của chính quyền đề ra.
Phần thi Năng khiếu của quận Thanh Xuân. 
Những mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp trong cuộc sống đã được các đội khái quát, dàn dựng, đưa lên sân khấu. Bằng sự hiểu biết pháp luật, am hiểu kiến thức xã hội, vốn sống thực tế, bằng kinh nghiệm thực tiễn, hơn hết là bằng tài năng của mình, đã hóa giải được các bên tranh chấp, mâu thuẫn.
Phần thi của huyện Gia Lâm. 
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức trao giải Nhất cho đội thi quận Hoàn Kiếm, giải Nhì thuộc về 2 đội thi quận Tây Hồ và huyện Gia Lâm; giải Ba thuộc về 3 đội thi quận Thanh Xuân, Ba Đình và huyện Đông Anh; các đội thi quận Hai Bà Trưng, Hà Đông, huyện Sóc Sơn và Mê linh đạt giải Giải Khuyến khích.
Phần thi của quận Hai Bà Trưng. 
Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hồ Xuân Hương – Phó Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, vị trí vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định và đón nhận trong cộng đồng dân cư. Việc lựa chọn các hòa giải viên được chú ý hơn về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả.
Phần thi của huyện Mê Linh. 
Nhiều mô hình hay trong công tác hòa giải ở cơ sở được thực hiện, đặc biệt là mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đã phát huy hiệu quả tích cực. Mạng lưới tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn thường xuyên và việc tổ chức bầu hòa giải viên được đa số các xã, phường, thị trấn thực hiện theo quy định của Luật hòa giải cơ sở.
Phần thi của quận Tây Hồ. 

Hiện Hà Nội có 5.444 tổ hòa giải với 35.053 hòa giải viên với 2.591 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”. Kết thúc vòng thi sơ khảo, Ban Tổ chức chọn 3 đội xuất sắc nhất để đại diện tham dự vòng chung khảo của TP.
Sôi nổi hội thi “Hòa giải viên giỏi” TP Hà Nội - Ảnh 9
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Hồ Xuân Hương – Phó Trưởng Ban tổ chức cuộc thi trao giải Nhất cho quận Hoàn Kiếm.  

Thành công của hội thi một lần nữa khẳng định ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc của công tác hòa giải trong cuộc sống. Hội thi đã thực sự đem lại những cảm xúc, ấn tượng tốt đẹp về con người và tình người trong việc hóa giải mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ thực tế cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, xây đắp tình làng, nghĩa xóm, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, góp phần phổ biến pháp luật đến với mọi tầng lớp Nhân dân, phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.