Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

S&P nâng tín nhiệm của Hy Lạp

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Gần đây, Hy Lạp bế tắc trong thỏa hiệp với eurozone về việc sẽ giảm mức nợ công của mình xuống còn 124% GDP vào năm 2020 và 110% vào năm 2022. Eurozone đồng ý cắt giảm lãi suất đối với các khoản cứu trợ dành cho Hy Lạp, hoãn 10 năm đối với một số khoản lãi đến hạn và tăng kỳ hạn thanh toán nợ.

Ngày 19/12, cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard and Poor's (S&P) đã nâng mức đánh giá tín nhiệm nợ công của Hy Lạp từ mức "vỡ nợ một phần" lên B- (đối với nợ dài hạn) và B (đối với nợ ngắn hạn), với triển vọng "ổn định."

Quyết định trên được đưa ra sau khi châu Âu đảm bảo sẽ giải ngân 34,3 tỷ euro từ gói cứu trợ của IMF và Liên minh châu Âu (EU) để mua lại nợ của Athens. Hy Lạp được S&P nâng xếp hạng tín nhiệm nhưng quốc gia này vẫn ở mức "không nên đầu tư".

Đây là một trong những điều kiện giúp Hy Lạp nhận được khoản giải ngân, cứu nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công đang cận kề.

S&P nâng tín nhiệm của Hy Lạp - Ảnh 1

"Việc nâng bậc xếp hạng phản ánh cái nhìn của chúng tôi về một quyết định mạnh mẽ trong việc giải cứu Hy Lạp của các nước thành viên trong eurozone", S&P cho biết. "Triển vọng ổn định có được là nhờ cam kết của chính

S&P cho biết cơ quan này có thể tiếp tục nâng mức đánh giá dài hạn đối với Hy Lạp nếu nước này thực hiện tốt các biện pháp cải cách trong khuôn khổ chương trình "thắt lưng buộc bụng" của EU và IMF, góp phần phục hồi kinh tế và cải thiện triển vọng nợ công.

Một khoản tiền 16 tỷ euro từ gói cứu trợ sẽ được sử dụng để tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng của Hy Lạp. S&P cho biết: "Một hệ thống ngân hàng với nguồn vốn tốt hơn và dấu hiệu phục hồi khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân, đặc biệt là du lịch, có thể cải thiện triển vọng của Hy Lạp trong năm 2013". Tuy nhiên, S&P cũng cảnh báo khả năng hạ bậc tín nhiệm nếu Hy Lạp tiếp tục cắt giảm giá mua lại nợ của khu vực tư nhân.

Mặc dù kinh tế Hy Lạp được dự báo sẽ xuất hiện điểm sáng vào cuối năm 2013, song theo các nhà phân tích, nước này vẫn phải đối mặt với năm thứ sáu suy thoái liên tiếp với mức tăng trưởng dự báo giảm 4%./.