Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sự hy sinh của các thương binh, liệt sỹ đã tô thắm màu cờ Tổ quốc

Oanh Trần
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- 500 đại biểu thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc là những nhân chứng, những tấm gương của tinh thần bất khuất hiên ngang bước ra chiến trường vì độc lập tự do, thống nhất của đất nước và lẽ sống cao đẹp cho đồng bào mình.

Sáng 25/7, Bộ LĐTB&XH, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân dân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, UBND TP Hà Nội tổ chức Gặp mặt tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019.
Tới dự buổi gặp mặt có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi lẵng hoa chúc mừng.
Đến dự buổi gặp mặt có 500 đại biểu là thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc đại diện cho hơn 12.000 thương binh nặng và 1,2 triệu thương binh trong cả nước tham dự buổi gặp mặt này.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng khen cho các thương binh nặng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu đầy xúc động tại buổi gặp mặt. Thủ tướng nhận định, lịch sử dựng nước và giữa nước của chúng ta là những bản hùng ca. Tiếp nối truyền thống đó, nhân dân ta đã theo Đảng vượt qua muôn vàn gian khổ, với ý chí sắt đá “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chị làm nô lệ”.
Rất nhiều đồng chí đã vĩnh viễn ra đi vì Tổ quốc và rất nhiều đồng chí trở về sau chiến tranh với thương tật suốt đời, chịu nhiều đau đớn do vết thương để lại hay bị nhiễm chất độc hóa học.
“Máu đào, sự hy sinh cao cả của các thương binh, liệt sĩ đã tô thắm màu cờ Tổ quốc, để đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do” – Thủ tướng nhấn mạnh.
 Nhiều thương binh bị mất sức lao động tới trên 90% nhưng vẫn vươn lên trong cuộc sống đời thường
Thủ tướng cũng khẳng định, 500 đại biểu thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc có mặt tại đây chính là những nhân chứng, tấm gương của tinh thần người người bất khuất hiên ngang bước ra chiến trường vì độc lập tự do, thống nhất của đất nước và cũng vì lẽ sống cao đẹp cho đồng bào mình.
500 đồng chí cũng đại diện cho hơn 12.000 thương binh nặng, hàng trăm nghìn thương binh, bệnh binh là những người lính trải qua chiến tranh gian khổ, khốc liệt bị mất sức lao động từ 81% trở lên, thậm chí có người bị mất tới 95%, 100% sức lao động.
Khi về cuộc sống đời thường ở gia đình hay các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, đa số các đồng chí bị thương nặng phải di chuyển bằng xe lăn, nhiều đồng chí không tự chủ được trong sinh hoạt thế nhưng vẫn phấn đấu vươn lên bằng ý chí và nghị lực phi thường. Các đồng chí vượt qua cả nỗi đau về tinh thần ẩn sâu, điều dưỡng thương tật, ổn định đời sống, đoàn kết giúp đỡ nhau, tiếp tục cống hiến cho quê hương đất nước. Có những đồng chí tích cực tham gia các hoạt động xã hội... Những việc làm giản dị mà đáng trân trọng biết nhường nào.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định những hy sinh, mất mát đó đã cho chúng ta cơ hội và thôi thúc sống tốt nhất và làm việc tốt nhất để cống hiến cho sự trường tồn, tôn nghiêm và chủ quyền của đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường, ấm no hạnh húc cho mọi nhà...
 500 thương binh nặng tham dự buổi gặp mặt.
Để phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công (NCC) có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú, Thủ tướng Chính phủ đề nghị thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chăm lo cho NCC. Trong đó tập trung vào các nhiều vụ chủ yếu.
Theo đó, thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng về công tác chăm sóc NCC với cách mạng; làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình NCC.
Triển khai thống nhất, kịp thời pháp lệnh Pháp lệnh Ưu đãi NCC, giải quyết tận gốc các vấn đề tồn đọng sau chiến tranh; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm những vụ việc tiêu cực sai phạm trong thực hiện chính sách NCC.
Cùng với tăng ngân sách của nhà nước là đẩy mạh huy động, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Pháp lệnh Ưu đãi NCC và quan tâm chăm lo y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, nhà ở cho gia đình chính sách thuộc hộ nghèo.
Đồng thời làm tốt hơn công tác tu bổ, tôn tạo mộ, nghĩa trang liệt sĩ; phát triển sâu rộng các phong trào Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn...
Báo cáo tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc nhân kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2019), Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết 500 đại biểu thương binh nặng đều mất sức lao động 81% trở lên, trong đó có hơn 100 đại biểu tỷ lệ mất sức lao động trên 90%, 8 đại biểu mất sức lao động 100%.
Có 406 thương binh đang sống cùng gia đình và người thân, 94 đại biểu thương binh hiện đang được chăm sóc tại các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng;
30 thương binh là người dân tộc thiểu số, 44 đại biểu thương binh nặng là nữ, 35 đồng chí thương binh bị mất thị lực hoàn toàn, 68 đồng chí di chuyển bằng xe lăn, 29 đồng chí sử dụng chân giả và phần đông các đại biểu ở độ tuổi 70 - 80 tuổi.