Mở rộng phạm vi điều chỉnh ĐB Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) nêu thực trạng, gần đây, nhiều DN Việt trong lĩnh vực bán lẻ, dược phẩm, khám chữa bệnh, vận tải, đặc biệt trong lĩnh vực điện ảnh và nghệ thuật biểu diễn đang báo động về việc từng bước bị loại khỏi thị trường trong nước. Nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước hầu như "bất lực" trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chuyển giá, mua bán sáp nhập ở tầng trên bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, trốn thuế bằng công nghệ cao, điều chuyển vốn giữa các công ty trong cùng tập đoàn… ĐB trăn trở: “Nhiều DN Việt Nam rơi nước mắt vì bị mất thị trường ngay trên chính quê hương mình, ngay cả khi được nước ngoài chào mua lại với giá ba đời ăn không hết".
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN |
Cần quy định chuyển nghề cho vận động viên sau giải nghệChiều 15/11, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Nhiều ĐB đã đề nghị cần quan tâm đến đời sống của các vận động viên (VĐV) thành tích sau giải nghệ, nhất là đối với các VĐV nữ. ĐB Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) dẫn chứng từ thực tế cho thấy, các VĐV có thành tích cao, nhất là các VĐV nữ mang về nhiều thành tích cao nhưng chế độ đãi ngộ quan tâm của xã hội chưa tương xứng với những đóng góp cho nền thể thao nước nhà. ĐB đề nghị phải có chế độ đãi ngộ hợp lý để VĐV thể thao thành tích cao có nghề nghiệp sau khi giải nghệ. Về đặt cược thể thao, nhiều ý kiến cho rằng, đặt cược thể thao là nhu cầu thực tiễn, có thể huy động được nguồn vốn đầu tư lớn cho lĩnh vực thể dục, thể thao. Nhưng đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm nên cần phải có báo cáo đánh giá tác động cụ thể, chi tiết. Nhiều ĐB cũng cho rằng Dự Luật nên nghiên cứu, bổ sung quy định để phát huy hơn nữa sự đầu tư đóng góp của các tổ chức, cá nhân; tạo điều kiện cho hoạt động thể thao từng bước vận hành theo cơ chế thị trường. (Nguyễn Vũ) |