Phụ huynh lo lắngChị Đào Thu Thảo có con học trường Tiểu học Trung Tự (quận Đống Đa) cho biết: "Tôi vẫn cảm thấy lo lắng trước mỗi chuyến đi chơi của con, nhưng không cho đi con lại buồn, vả lại cũng muốn con hòa đồng với các bạn trong lớp". Còn theo chị Nguyễn Thị Yến, có con học trường Tiểu học Văn Điển (huyện Thanh Trì), mỗi hoạt động tham quan, trải nghiệm của trường tổ chức, do không yên tâm nên chị đều xin giáo viên chủ nhiệm đi cùng con, vừa hỗ trợ giáo viên đảm bảo an toàn cho HS.Có thể thấy, dù ủng hộ các hoạt động trải nghiệm, tham quan, dã ngoại của con, song nhiều phụ huynh chưa hẳn yên tâm trước việc con mình tham gia các chuyến đi. Còn với nhà trường, có nơi ký hợp đồng với công ty du lịch, có nơi tự tổ chức, giáo viên quản HS. Dù với hình thức nào, phụ huynh vẫn chưa thể yên tâm vì mỗi lớp học chỉ bố trí giáo viên chủ nhiệm kết hợp với 1 - 2 hướng dẫn viên, trong khi sĩ số HS lên tới 40 - 50, thậm chí trên 60 HS/lớp. Vì thế, việc phụ huynh bất an, lo lắng là điều dễ hiểu.Tuyên truyền tới từng HSThực tế, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước giáo dục tiên tiến đều có các hoạt động trải nghiệm, tham quan cho HS. Dù đã nhiều vụ tai nạn xảy ra, nhưng không vì thế mà dừng tổ chức hoạt động bổ ích này, bởi làm như thế là thiệt thòi cho HS. Thế nên nhiều nhà tâm lý giáo dục cho rằng, thay vì lo lắng, người lớn nên tăng cường đảm bảo an toàn cho HS trong mỗi chuyến đi.
Để tránh rủi ro, tai nạn có thể xảy ra, phụ huynh và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ, lựa chọn công ty du lịch uy tín để hợp tác; đưa ra các biện pháp cụ thể, đảm bảo an toàn trong suốt chuyến đi. Nhà trường cần ban hành, phổ biến thật kỹ nội quy để HS và giáo viên cùng thực hiện, nhất là trong việc lựa chọn điểm đến phù hợp.Giải đáp băn khoăn ai chịu trách nhiệm khi tai nạn thương thích xảy ra với HS, ông Phạm Ngọc Tuấn – Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng – công tác học sinh sinh viên, Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, hoạt động trải nghiệm là bắt buộc. Khi triển khai, các trường cần lên kế hoạch, có phương án đảm bảo an toàn cho HS. Nếu không may xảy ra tai nạn, tùy trường hợp cụ thể để truy cứu trách nhiệm. Chẳng hạn, HS va chạm giao thông là do ai, hoặc bị tử vong, do bệnh lý hay nguyên nhân nào...
Ông Tuấn cũng khẳng định, hàng năm, Sở GD&ĐT đều có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể về hoạt động ngoại khóa, tham quan của HS, quy định trách nhiệm rõ ràng. Trước khi tổ chức hoạt động này, các trường phải trình kế hoạch về dạy học và thời gian tham gia hoạt động trải nghiệm cũng như rõ ràng, minh bạch về kinh phí. "Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động tổ chức cho HS, Sở đã quy định rất chặt chẽ" – ông Tuấn nhấn mạnh.Và cũng phải nói rằng, trách nhiệm nằm ở nhà trường, song phụ huynh cũng không nên phó mặc cho nhà trường mà cần trang bị kỹ năng sống cho con trước mỗi chuyến đi, biết cách xử lý khi gặp nạn...
Trước hết, mỗi một HS phải tự chịu trách nhiệm với bản thân. Bên cạnh đó, nhà trường, giáo viên phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa, phổ biến, tuyên truyền kỹ cho HS về những rủi ro cũng như cách phòng ngừa tai nạn; có sự tham gia của phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ HS để tăng cường công tác quản lý, phòng tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra.Ông Phạm Ngọc Tuấn - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Hà Nội |
Tai nạn xảy ra chỉ là hi hữu, tuy nhiên vẫn phải xem xét lại trách nhiệm của nhà trường trong việc bảo vệ HS. Khi phụ huynh đã tin tưởng gửi con cho nhà trường thì trách nhiệm của nhà trường là phải đảm bảo an toàn cho đứa trẻ, kể cả về sức khỏe, thực phẩm hay là cơ sở vật chất.Bà Nguyễn Thị Hiền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm |