Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tại sao lời khuyên sức khỏe mâu thuẫn nhau?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Sự kính trọng đối với các nhà khoa học thể hiện qua các dữ liệu và càng có nhiều thì vị trí của họ càng được tôn vinh.

KTĐT - Sự kính trọng đối với các nhà khoa học thể hiện qua các dữ liệu và càng có nhiều thì vị trí của họ càng được tôn vinh. Nhưng thật khó để “các phát hiện” là chân thực khi một khâu nào đó bị lỗi hoặc nếu bệnh nhân trong nghiên cứu bị phát hiện là không uống thuốc hay tuân thủ chế độ dinh dưỡng như nhà nghiên cứu đã đề ra.

Tỉ lệ 2/3 sai lầm mà GS Loannidis chỉ ra có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” vì ông mới chỉ kiểm tra ít hơn 1/10 của 1% nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí uy tín. Vậy những gì đang xảy ra?

Dưới đây là một số nguyên nhân giải thích tại sao các chuyên gia cũng mắc sai lầm:

 

Buộc phải có các phát hiện

 

Giới nghiên cứu thường nói rằng các trường hợp giả mạo đăng tải trên các phương tiện truyền thông như trường hợp nhà nghiên cứu người Hà Quốc Woo Suk Hwang tuyên bố đã nhân bản được tế bào gốc ở người năm 2005 là rất hiếm gặp.

 

Tương tự là nghiên cứu ung thư của William Summerlin, người đã nhận được nhiều lời khen ngợi về thành tựu ghép da trên một con chuột không tương thích đen trắng. Nhưng thực tế, ông này đã dùng bút đen để tô phần da được ghép vào con chuột trắng.

 

Điều này có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng sự thiếu trung thực rất khó qua mặt. Nhưng trong một khảo sát bí mật về 3.200 nhà nghiên cứu y học của tạp chí Nature. 1/3 đã thú nhận đã từng ít nhất 1 lần không trung thực hay “cải biên” các kết quả nghiên cứu khác. Trong 1 khảo sát tương tự, một nửa những người thực hiện các cuộc nghiên cứu cho biết họ biết các nghiên cứu nào là giả mạo.

 

Như vậy tỉ lệ “vạch trần” sự giả mạo là khá nhỏ. Vậy động cơ nào đã gây ra sự thiếu trung thực trên?

 

Câu trả lời rất đơn giản: các nhà nghiên cứu cần xuất hiện trên các tạp chí khoa học như một cách duy trì nghề nghiệp và một số sẽ không thể đạt được mục tiêu này bằng cách làm việc trung thực.

 

Các kết quả không như mong đợi

 

Sự kính trọng đối với các nhà khoa học thể hiện qua các dữ liệu và càng có nhiều thì vị trí của họ càng được tôn vinh. Nhưng thật khó để “các phát hiện” là chân thực khi một khâu nào đó bị lỗi hoặc nếu bệnh nhân trong nghiên cứu bị phát hiện là không uống thuốc hay tuân thủ chế độ dinh dưỡng như nhà nghiên cứu đã đề ra.

 

Vấn đề là những thứ đó không phải luôn rõ ràng để có thể chỉ ra giữa một tập hợp các dữ liệu cái nào là chưa tốt và những cái nào nhà nghiên cứu không mong đợi.

 

Douglas Altman, Giám đốc TT Phân tích Y khoa (Oxford) đã kiểm tra hơn 100 nghiên cứu về thuốc, so sánh các dữ liệu thực với các kết quả nghiên cứu đăng tải. Ông phát hiện ra rằng một số dữ liệu của hầu hết các nghiên cứu đã bị tẩy xóa và thường chẳng tương ứng gì với các kết luận và có thể còn làm tăng thêm các nghi vấn gây khó khăn cho nghiên cứu khoa học thực sự.

 

Sự sạch sẽ của các dữ liệu được tẩy rửa đã khiến giá trị thông tin của nghiên cứu “đổ xuống sông xuống biển”. Và thông thường, các nghiên cứu kiểu này thường là do các công ty thuốc tài trợ. Vậy nên nếu bạn thực sự đang muốn đưa loại thuốc này ra thị trường thì bạn sẽ chẳng đời nào đi công bố nó rộng rãi.

 

Một nghiên cứu cách đây 2 năm đã tiết lộ rằng 23/74 khảo sát thuốc chống trầm cảm đã không được công bố rộng rãi. Một nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng các loại thuốc thường ở mức vô tác dụng ít hoặc nhiều hơn so với các loại giả dược dạng đường. Chri có 37 nghiên cứu tích cực được đăng tải.

 

Nghiên cứu không đúng đối tượng

Một nguyên nhân khác khiến nghiên cứu trở thành không trung thực là vì nghiên cứu chọn sai đối tượng. Thành công của một nghiên cứu là ở kết quả, ngoại trừ nghiên cứu đánh giá các tác dụng của thuốc trên những đối tượng không đúng, những người mà không cần phải dùng tới thuốc đó.

 

Đôi khi, những người tham gia các nghiên cứu về thuốc có sức khỏe tốt hoặc có bệnh không bình thường. Nhưng một thực tế là rất nhiều nghiên cứu phải trả tiền để có người tham gia và kết quả là những đối tượng tham gia đó đa phần là những người nghèo, trong số đó có người lạm dụng rượu, thuốc và cả những người vô gia cư. Những yếu tố này đều làm ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.

 

Những nghiên cứu của thế kỷ 19 đã chứng minh liệu pháp thay thế hormone (HRT) giúp giảm nguy cơ bệnh tim là 50% nhưng một nghiên cứu lớn năm 2002 lại chứng minh rằng HRT làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim tới 29%. Vậy tại sao lại có sự khác biệt cực lớn như vậy? Hóa ra các nhóm nghiên cứu có sự khác biệt rõ rệt: đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu đầu tiên là những phụ nữ trẻ, trong khi ở nghiên cứu sau này là phụ nữ lớn tuổi.

 

Chủ tâm thay đổi kết quả

 

Những tác động không nằm do chủ quan điều khiển trong một nghiên cứu thuốc hay tâm lý là luôn thấy được sự thay đổi của nhóm đối tượng theo thời gian, ví dụ như sự giảm cân rất nhỏ ở những người thừa cân.

 

Sự thay đổi này không do bất cứ thứ gì tác động, đặc biệt là các hoạt động trong thử nghiệm nhưng các nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể cho rằng đó là kết quả của thử nghiệm.