Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tăng cường gắn khoa học, công nghệ với ứng dụng thực tiễn

Tin, ảnh: Anh Quý
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong 2 ngày 17 và 18/10/2016, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh dẫn đầu đoàn giám sát thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TƯ của Hội nghị TƯ 6 (khóa XI) về phát triển khoa học, công nghệ (KH-CN) và Luật KH &CN) đã làm việc với Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội (NCPTKT-XH) Hà Nội và Viện Công nghiệp Thực phẩm.rn

Thành lập năm 2008, thời gian qua, Viện NCPTKT-XH Hà Nội đã thực hiện 96 nhiệm vụ nghiên cứu (dự án, đề tài, đề án, chuyên đề) về kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý đô thị, trong đó tập trung vào những vấn đề nổi cộm, cấp thiết của TP. Đồng thời, tham mưu trực tiếp với lãnh đạo TP, thực hiện 3 đề tài, 5 chuyên đề liên quan đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống Nhân dân.
 Chủ tịch MTTQ  Việt Nam TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh phát biểu tại buổi giám sát Viện NCPTKT-XH.
Góp ý kiến với Viện, Phó GS. TS Bùi Thị An (Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH và Kỹ thuật Hà Nội) và PGS. TS Phạm Hồng (Phó Chủ tịch Thường trực Hội Tiêu chuẩn và BV người tiêu dùng Hà Nội) cho rằng, thời gian qua Viện NCPTKT-XH Hà Nội mới đạt vai trò thực hiện các chức năng nghiên cứu mang tính chiến lược, vĩ mô của TP. Phần gắn KH, ứng dụng với thực tiễn còn ít. TS Bùi Thị An đề nghị, Viện cần bám sát các vấn đề cuộc sống đòi hỏi như: xử lý môi trường, an toàn thực phẩm, nhất là tham mưu cho TP những cơ chế chính sách, thu hút chất xám là các nhà KH (của TƯ và TP) để thực hiện các mục tiêu trên.

“Chất xám Hà Nội nhiều lắm, vấn đề là TP có cơ chế, chính sách sao thu hút các nhà KH tham gia phát triển KTXH của TP”, TS Bùi Thị An kiến nghị. Viện trưởng Viện NCPTKT-XH Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn cho biết, tới đây, phương thức hoạt động của Viện theo hướng giảm lý luận, tăng cường đi vào những vấn đề cuộc sống… Tiến sỹ Sơn cũng kiến nghị: TƯ cần có hướng dẫn cụ thể về khoán sản phẩm cuối cùng; cụ thể hóa Luật KHCN; Sở KH&CN Hà Nội tham mưu cho TP ban hành văn bản quy phạm pháp luật và có giải pháp thực hiện cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động KH&CN; tiếp tục cải cách, nâng cao quy trình xét chọn các nhiệm vụ nghiên cứu KH…

Tại Viện CNTP, Viện trưởng Lê Đức Mạnh nêu những khó khăn về chính sách đãi ngộ đối với các nhà KH chưa được thể hiện; cơ chế quản lý KH&CN thiếu đồng bộ, chồng chéo gây khó khăn không ít cho các nhà KH, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính…
 Đại diện các nhà khoa học phát biểu tại Hội nghị giám sát của MTTQ Việt Nam TP Hà Nội về thực hiện Luật KHCN .
Ghi nhận sự nỗ lực của các đơn vị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng Nghị quyết số 20 của TƯ Đảng (khóa XI) về phát triển KHCN và Luật KH&CN, đề nghị các đơn vị (Viện Công nghiệp thực phẩm và Viện NCPT KT-XH Hà Nội) tiếp tục triển khai nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các cấp trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về KH&CN… Đặc biệt, gắn KH với ứng dụng thực tiễn, thúc đẩy khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển sản xuất trên cơ sở nghiên cứu, ứng dụng KHCN; nghiên cứu các mô hình đi trước, đón đầu gắn với quan hệ hợp tác quốc tế; chú trọng tôn vinh, tập hợp các nhà KH, kích thích sự sáng tạo...

Về những kiến nghị, Đoàn giám sát sẽ tập hợp, phân tích để xây dựng chính sách và quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động KH-CN, góp phần đẩy mạnh ứng dụng KHCN của Thủ đô và đất nước.