Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tăng cường hợp tác cải thiện chất lượng không khí của Hà Nội

Thương Huế
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 27/11, Sở TN&MT phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn) đã tổ chức hội thảo “Tăng cường vai trò và kết nối hợp tác cải thiện chất lượng không khí cho TP Hà Nội” tại khách sạn Fortuna - 6B Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.

 Trạm quan trắc chất lượng không khí tại Trung Yên
Tại hội thảo, đại diện Sở TN&MT và các cơ quan đối tác phát triển đã chia sẻ về quản lý không khí TP Hà Nội; các sáng kiến, kinh nghiệm thực tiễn nhằm kết nối với nhau để cùng hành động cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ môi trường. Qua đó nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các bên từ khu vực Nhà nước, khối tư nhân, các tổ chức xã hội và các đối tác phát triển quốc tế, góp phần thúc đẩy hành động chung về cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe người dân.
Trong khuôn khổ của hội thảo, Ban tổ chức cũng đã tổ chức các gian trưng bày, giới thiệu các ý tưởng bảo vệ môi trường; các giải pháp cải thiện chất lượng không khí từ DN như thiết bị đo lường chất lượng không khí, khẩu trang, giải pháp công nghệ lọc không khí, bếp cải tiến sử dụng viên nén nhiên liệu thay thế cho bếp than tổ ong, mô hình trồng nấm rơm và giới thiệu các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hướng tới tiêu dùng bền vững.
Theo thống kê, dân số Hà Nội năm 2018 đã lên tới khoảng 8 triệu người, trong đó đô thị chiếm trên 40%. Với sự góp mặt của 17 khu công nghiệp, khoảng 1.350 làng nghề, 6 triệu xe gắn máy và 600.000 ô tô, Hà Nội mỗi ngày tiêu thụ ước tính 40 triệu kwh điện và hàng triệu lít xăng dầu… Đây chính là nguồn phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.