Xung quanh tác động của Dự thảo này, theo đại diện một DN thép ở Hà Nội, việc tăng giá sẽ khiến ngành thép mất dần tính cạnh tranh.
TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư cho rằng, cần có lộ trình để tạo điều kiện cho DN sắt thép, xi măng áp dụng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng điện. Nếu áp giá mới ngay từ 1/7 sẽ gây áp lực rất lớn, chắc chắn nhiều DN sẽ phá sản.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ông Phạm Chí Cường giãi bày: Ngành thép đang bị đối xử "không bình đẳng" so với các ngành khác. Hiện sản xuất phôi thép tiêu thụ nhiều điện nhất, cũng chỉ chiếm tới 6% giá thành, còn các ngành gia công ống thép, thép cán, tráng tôn mã kẽm... chỉ tiêu tốn 100 - 120 kWh/tấn, tương ứng 1% giá thành. Do đó, VSA đề nghị Nhà nước cần nghiên cứu kỹ đề xuất áp mức giá điện riêng cho thép. "Nếu ngành thép gặp khó khăn thì rất nhiều ngành khác cũng bị liên lụy" - ông Cường cảnh báo.
Việc tăng giá bán điện cho một số ngành như thép, xi măng là điều không tránh khỏi nhưng để tránh tăng giá sốc, đồng thời tạo điều kiện cho DN phát triển sản xuất, Nhà nước nên tăng giá điện theo lộ trình khoảng 2 năm, để các DN ngành thép có sự chuẩn bị. Theo đó, năm đầu tiên giảm 10% và năm thứ 2 giảm 10% nữa để bằng với thế giới, khi đó, những DN nào còn có tính cạnh tranh thì tồn tại, ngược lại, những DN không cạnh tranh được sẽ bị đào thải hoặc phải tự cơ cấu lại, từ đó đem lại sự công bằng cho các DN sản xuất.