Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tăng kinh phí và mở rộng cơ chế hỗ trợ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong tháng 3/2011 chỉ số CPI của Hà Nội đã tăng mạnh 2,41% so với tháng trước, cao nhất trong vòng hơn 1 năm qua. Trước tình hình đó, việc bình ổn giá cả thị trường trong năm 2011 đang là nhiệm vụ cấp thiết đối với ngành công thương Hà Nội.

KTĐT - Trong tháng 3/2011 chỉ số CPI của Hà Nội đã tăng mạnh 2,41% so với tháng trước, cao nhất trong vòng hơn 1 năm qua. Trước tình hình đó, việc bình ổn giá cả thị trường trong năm 2011 đang là nhiệm vụ cấp thiết đối với ngành công thương Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Việc chỉ số CPI của Hà Nội tăng mạnh ngoài những nguyên nhân khách quan như giá xăng dầu, ngoại tệ… có biến động tăng giá còn do một số nhà kinh doanh lợi dụng điều chỉnh tăng giá bất hợp lý một số các mặt hàng và dịch vụ không liên quan. Ngoài ra, hiện Hà Nội mới chỉ có thể đảm bảo từ 15-50% nhu cầu lương thực, thực phẩm nên khi thị trường có biến động, chỉ số CPI cũng tăng theo.

Để bình ổn thị trường từ nay đến cuối năm 2011 và Tết Nguyên đán 2012, UBNDTP Hà Nộitiếp tục chương trình cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi dự trữ hàng hóa. Dự kiến lượng hàng hóa dự trữ bình ổn giá bao gồm: gạo tẻ, thịt gia súc, gia cầm, dầu ăn, đường… với số lượng tương đương năm 2010. Đặc biệt, trong đợt này, ngành công thương còn đề xuất với thành phố đưa mặt hàng giấy vở học sinh vào diện bình ổn giá.Mặc dù lượng hàng không tăng, nhưng do trượt giá nên tổng kinh phí bình ổn giá năm 2011 sẽ là 476 tỷ đồng, nhiều hơn năm 2010 là 76 tỷ đồng.Với số kinh phí này các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá sẽ dự trữ 6.400 tấn gạo,1.350 tấn thịt lợn, 500 tấn gia cầm, thủy hải sản 800 tấn, 1.260 tấn thực phẩm chế biến, đường 250 tấn, 2.500 tấn rau củ…. Lượng hàng hóa này sẽ được bán ra từ tháng 7/2011 đến hết tháng 4/2012.

Tuy nhiên, lượng hàng dự trữ từ nguồn vốn ưu đãi mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu lương thực, thực phẩm của thành phố, chính vì vậy ngành công thương cần yêu cầu các doanh nghiệp tham gia chương trình huy động các nguồn vốn khác để tăng thêm nguồn dự trữ từ 7-10%, đảm bảo đáp ứng được khoảng 20% tổng mức tiêu dùng của toàn thành phố. Để có thể dự trữ đủ nguồn hàng, các doanhnghiệp cần tăng cường khai thác, thu mua từ các nguồn hàng sản xuất trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh bạn. Các ngành liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi vận chuyển hàng hóa thiết yếu từ các tỉnh về Hà Nội và đưa vào kinh doanh tại các điểm bình ổn giá, từ đó tránh được tình trạng thiếu hàng đột biến.

Tại cuộc họp giữa UBNDTP Hà Nội với các sở, ngành liên quan đến hoạt động bình ổn giá (23/3), Phó Chủ tịch Thành phố Nguyễn Huy Tưởng chỉ đạo: Trong quá trình bình ôn giá cả thị trường bên cạnh việc tăng cường dự trữ hàng hóa doanh nghiệp cần tăng cường việc mở rộng mạng lưới phân phối; Tổ chức các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng bình ổn giá về các huyện ngoại thành, KCN;Phát triển mạng lưới bán hàng ở các chợ dân sinh, khu dân cưtheo mô hình hợp tác liên kết, bán đại lý …với giá bán và nhận diện thống nhất trong hệ thống của doanh nghiệp. UBND các cấp, ban quản lý KCN, chợ nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa cần tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp mở điểm bán hàng bình ổn giá. Sở Tài chính - Công thươngđẩy mạnh hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường chống buôn lậu, đầu cơ tích trữ hàng hóa, nâng giá bất hợp lý đặc biệt chú trọng việc xác định giá đầu vào hàng bình ổn giá.

Phó Chủ tịch TP nhấn mạnh, khi giá hàng hóa có biến động cung cầu, các mặt hàng của doanh nghiệp bình ổn giá phải có giá bán thấp hơn thị trường tối thiểu 10%. Trong trường hợp giá hàng hóa trên thị trường biến động kéo dài, tối thiểu là 15 ngày và mức tăng tối thiểu 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động doanh nghiệp báo cáo với liên sở phương án điều chỉnh giá và chỉ được điều chỉnh giá bán sau khi được cơ quan chức năng chấp thuận.