KTĐT - Cùng với việc tăng "room" cho nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng, đối với các quỹ thành viên, sẽ không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cho phép thành lập quỹ thành viên tới 100% vốn nước ngoài.
Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước Nguyễn Đoan Hùng cho biết: Chính phủ sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa từ 30% lên 49% tại tất cả công ty đại chúng, kể cả công ty chưa niêm yết (ngoại trừ tổ chức tín dụng).
Phát biểu tại Hội thảo Thị trường vốn và tài chính Việt Nam 2009, do Euromoney tổ chức ngày 30/11 tại Hà Nội, ông Nguyễn Đoan Hùng nhấn mạnh, đây chỉ là một trong số hàng loạt chính sách nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) dự kiến sẽ áp dụng trong thời gian tới.
Theo đó, cùng với việc tăng "room" cho nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng, đối với các quỹ thành viên, sẽ không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cho phép thành lập quỹ thành viên tới 100% vốn nước ngoài.
Cơ quan quản lý cũng đang xem xét việc cho nhà đầu tư nước ngoài được nắm tới 49% vốn điều lệ tại tổ cức kinh doanh chứng khoán trong nước. Từ năm 2012, đối tượng này sẽ được sở hữu 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đang xem xét việc sẽ giảm thiểu thủ tục đăng ký mã số giao dịch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý sẽ loại bỏ yêu cầu về báo cáo tài chính 2 năm gần nhất với tổ cức đăng ký giao dịch, tiết giảm tối đa các loại tài liệu phải công chứng và hợp pháp hoá lãnh sự (bản cáo bạch, điều lệ công ty không nhất thiết phải công chứng và hợp pháp hoá lãnh sự).
“Đối với tập đoàn lớn có nhiều công ty con, hồ sơ đăng ký mã số giao dịch cho các công ty con được tiết giảm tới mức tối đa, chỉ yêu cầu văn bản sở hữu xác minh quan hệ công ty con và mẹ; thời gian đăng ký mã số giao dịch từ 30 ngày giảm xuống còn 10 ngày đối với tổ chức và 5 ngày đối với cá nhân”, ông Hùng nói.
Chính phủ cũng dự kiến sẽ bỏ thuế lợi nuận chuyển về nước và cho phép các doanh nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nước noài được chuyển đổi thành công ty cổ phần, phát hành tăng vốn và niêm yết trên TTCK.
Theo ông Hùng, các biện pháp này là nhằm thực hiện việc từng bước mở thị trường tài chính đúng cam kết, nâng tỷ lệ hạn chế sở hữu với nhà đầu tư nước ngoài và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hạn chế này đối với một số ngành nghề nhà nước không cần nắm giữ, khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài có uy tín tham gia đầu tư và quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán trong nước.
Bên cạnh đó, nhằm nân cao năng lực hạ tầng chứng khoán, ông Đoan Hùng cho biết, cơ quan quản lý sẽ tăng cường quản trị rủi ro trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Hiện Bộ Tài chính đang soạn thảo và hướng dẫn các liên quan đến sáp nhập và giải thể, phá sản của các công ty chứng khoán.
Chính phủ cũng sẽ tái cấu trúc TTCK theo hướng tăng cường tính công khai minh bạch của các công ty trên thị trường, chuyển đổi các sở giao dịch chứng khoán thành công ty TNHH một thành viên, ban hành các hướng dẫn về giao dịch ký quỹ, về giao dịch repo… Việc sửa đổi các thông tư trong đó cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản tại công ty chứng khoán khác nhau hay kéo dài hời gian giao dịch, cho phép một nhà đầu tư mua bán cùng loại cổ phiếu trong cùng phiên giao dịch đang được tiến hành.
Mặt khác, Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trần Văn Dũng cũng cho hay, chính phủ dự kiến sẽ cho phép các công ty nhà nước tìm đối tác chiến lược trước khi cổ phần hóa thay vì phải chờ đến khi doanh nghiệp cổ phần hóa và được định giá như trước.
Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước Nguyễn Đoan Hùng cho biết: Chính phủ sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa từ 30% lên 49% tại tất cả công ty đại chúng, kể cả công ty chưa niêm yết (ngoại trừ tổ chức tín dụng).
Phát biểu tại Hội thảo Thị trường vốn và tài chính Việt Nam 2009, do Euromoney tổ chức ngày 30/11 tại Hà Nội, ông Nguyễn Đoan Hùng nhấn mạnh, đây chỉ là một trong số hàng loạt chính sách nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) dự kiến sẽ áp dụng trong thời gian tới.
Theo đó, cùng với việc tăng "room" cho nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng, đối với các quỹ thành viên, sẽ không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cho phép thành lập quỹ thành viên tới 100% vốn nước ngoài.
Cơ quan quản lý cũng đang xem xét việc cho nhà đầu tư nước ngoài được nắm tới 49% vốn điều lệ tại tổ cức kinh doanh chứng khoán trong nước. Từ năm 2012, đối tượng này sẽ được sở hữu 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đang xem xét việc sẽ giảm thiểu thủ tục đăng ký mã số giao dịch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý sẽ loại bỏ yêu cầu về báo cáo tài chính 2 năm gần nhất với tổ cức đăng ký giao dịch, tiết giảm tối đa các loại tài liệu phải công chứng và hợp pháp hoá lãnh sự (bản cáo bạch, điều lệ công ty không nhất thiết phải công chứng và hợp pháp hoá lãnh sự).
“Đối với tập đoàn lớn có nhiều công ty con, hồ sơ đăng ký mã số giao dịch cho các công ty con được tiết giảm tới mức tối đa, chỉ yêu cầu văn bản sở hữu xác minh quan hệ công ty con và mẹ; thời gian đăng ký mã số giao dịch từ 30 ngày giảm xuống còn 10 ngày đối với tổ chức và 5 ngày đối với cá nhân”, ông Hùng nói.
Chính phủ cũng dự kiến sẽ bỏ thuế lợi nuận chuyển về nước và cho phép các doanh nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nước noài được chuyển đổi thành công ty cổ phần, phát hành tăng vốn và niêm yết trên TTCK.
Theo ông Hùng, các biện pháp này là nhằm thực hiện việc từng bước mở thị trường tài chính đúng cam kết, nâng tỷ lệ hạn chế sở hữu với nhà đầu tư nước ngoài và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hạn chế này đối với một số ngành nghề nhà nước không cần nắm giữ, khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài có uy tín tham gia đầu tư và quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán trong nước.
Bên cạnh đó, nhằm nân cao năng lực hạ tầng chứng khoán, ông Đoan Hùng cho biết, cơ quan quản lý sẽ tăng cường quản trị rủi ro trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Hiện Bộ Tài chính đang soạn thảo và hướng dẫn các liên quan đến sáp nhập và giải thể, phá sản của các công ty chứng khoán.
Chính phủ cũng sẽ tái cấu trúc TTCK theo hướng tăng cường tính công khai minh bạch của các công ty trên thị trường, chuyển đổi các sở giao dịch chứng khoán thành công ty TNHH một thành viên, ban hành các hướng dẫn về giao dịch ký quỹ, về giao dịch repo… Việc sửa đổi các thông tư trong đó cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản tại công ty chứng khoán khác nhau hay kéo dài hời gian giao dịch, cho phép một nhà đầu tư mua bán cùng loại cổ phiếu trong cùng phiên giao dịch đang được tiến hành.
Mặt khác, Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trần Văn Dũng cũng cho hay, chính phủ dự kiến sẽ cho phép các công ty nhà nước tìm đối tác chiến lược trước khi cổ phần hóa thay vì phải chờ đến khi doanh nghiệp cổ phần hóa và được định giá như trước.
Theo số liệu của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, hiện TTCK Việt Nam có mức vốn hóa 38 tỷ đô la Mỹ, chiếm trên 5% GDP. Cho đến nay, giá trị danh mục đầu tư gián tiếp trên TTCK Việt Nam là 7,6 tỷ đô la Mỹ; trong đó tổng giá trị đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất cuối 2007 là 8,4 tỷ đô la Mỹ. Trong 6 tháng đầu năm nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán đạt 628 triệu đô la Mỹ. Đặc biệt, trong tháng 10 dòng vốn vào gấp 3 tháng trước. Tại Việt Nam hiện có trên 10.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có trên 1.000 tài khoản của nhà đầu tư có tổ chức. |