Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tăng tính kết nối, đảm bảo giao thông thông suốt

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 27/12, Sở GTVT Hà Nội đã có cuộc họp với các bên liên quan xung quanh Đề án "Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, liên tỉnh trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030".

Kinhtedothi - Sáng 27/12, Sở GTVT Hà Nội đã có cuộc họp với các bên liên quan xung quanh Đề án "Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, liên tỉnh trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030". 
Đã có nhiều ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện Đề án. Theo đó, sẽ quan tâm tới tính kết nối giữa các bến xe, tuyến vận tải, nhằm đáp ứng đầy đủ và tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.Sự phát triển nhanh chóng của dân số và nền kinh tế - xã hội kéo theo nhu cầu đi lại cũng như số lượng phương tiện tăng cao. Đây là nguyên nhân dẫn tới gia tăng tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn TP. Chính vì vậy, việc hạn chế các chuyến đi đường dài bằng phương tiện cá nhân và chuyển sang phương tiện giao thông công cộng là một trong những giải pháp cần được chú trọng phát triển.
 
Phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm phục phụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.      Ảnh:  Quỳnh Oanh
Phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm phục phụ tốt nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: Quỳnh Oanh
 
Trên cơ sở những vấn đề bất cập còn tồn tại của giao thông TP và hướng dẫn tại Thông tư 18/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, Sở GTVT đã xây dựng đề án "Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, liên tỉnh trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030", nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Đề án đưa ra nhận được sự đồng tình, ủng hộ của hầu hết đại biểu đại diện cho các sở, ban, ngành liên quan, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, các bến xe trên địa bàn TP. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, để hoàn thiện mạng lưới giao thông, Đề án cần phải được điều chỉnh quy hoạch. Một số đại biểu kiến nghị, cần có khảo sát cụ thể nhu cầu đi lại của người dân, cũng như "vẽ" lại toàn cảnh bức tranh giao thông đô thị tại Hà Nội trước khi lập quy hoạch; Phân kỳ đầu tư, có điều chỉnh và mục tiêu đề án nên được nới rộng tới năm 2050. Trong Đề án do Sở GTVT lập thiếu công tác đánh giá tác động môi trường, cũng như các hạng mục liên quan tới đường sắt đô thị... nên cần phải bổ sung. Sau khi nghe các bên trao đổi ý kiến, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết, Đề án sẽ tiếp tục được điều chỉnh, theo đó quan tâm tới tính hài hòa; điều tiết cân đối và hợp lý lưu lượng xe tại các bến, bãi; đảm bảo "tính kết nối" và giao thông thông suốt. Việc bố trí luồng tuyến cơ bản sẽ dựa trên nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho các DN quản lý và kinh doanh loại hình dịch vụ vận tải hành khách.

Ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết thêm, trên cơ sở ý kiến của các bên liên quan, Sở GTVT sẽ có văn bản gửi UBND TP và Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) - đơn vị thực hiện quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách chung cho toàn quốc, xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện. Dự kiến, trước ngày 31/12/2014, Đề án sẽ được hoàn chỉnh trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để chính thức đi vào thực hiện.
 
Theo thống kê của Sở GTVT, năm 2012, toàn TP có 4.346.860 phương tiện cá nhân, trong đó, xe gắn máy là 3.980.070 xe (còn lại là ô tô con, xe tải và xe khách). Bình quân mức độ tăng trưởng ô tô là 10,76%/năm và xe gắn máy là 11,2%/năm. Tổng số phương tiện giao thông công cộng là 18.513 xe, trong đó có 1.113 xe buýt và 17.400 xe taxi.