Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tạo sự thay đổi lớn về chất

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) 5 năm 2016 - 2020 có ý nghĩa lớn trong định hướng và cân đối các nguồn lực phát triển cả cấp vĩ mô và vi mô, nhất là kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, trong bối cảnh có sự thay đổi khá mạnh về Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu sửa đổi và phương pháp tính tổng chỉ tiêu sản phẩm trên địa bàn cấp tỉnh… Bước chuyển căn bản trong xây dựng kế hoạch Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị toàn quốc ngành KH&ĐT tổ chức cuối tuần qua (từ 7 - 9/8) tại TP Đà Nẵng, cùng với việc xây dựng kế hoạch mang tính dài hạn hơn, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương khi xây dựng nội dung kế hoạch mới cần quán triệt tinh thần đổi mới toàn diện, đồng bộ…

Kinhtedothi - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) 5 năm 2016 - 2020 có ý nghĩa lớn trong định hướng và cân đối các nguồn lực phát triển cả cấp vĩ mô và vi mô, nhất là kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, trong bối cảnh có sự thay đổi khá mạnh về Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu sửa đổi và phương pháp tính tổng chỉ tiêu sản phẩm trên địa bàn cấp tỉnh…

Bước chuyển căn bản trong xây dựng kế hoạch

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị toàn quốc ngành KH&ĐT tổ chức cuối tuần qua (từ 7 - 9/8) tại TP Đà Nẵng, cùng với việc xây dựng kế hoạch mang tính dài hạn hơn, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương khi xây dựng nội dung kế hoạch mới cần quán triệt tinh thần đổi mới toàn diện, đồng bộ…
Cầu Nhật Tân sử dụng nguồn vốn ODA đang gấp rút hoàn thiện.     Ảnh: Nguyễn Đạt
Cầu Nhật Tân sử dụng nguồn vốn ODA đang gấp rút hoàn thiện. Ảnh: Nguyễn Đạt
Điểm mới đáng chú ý kể từ lần lập kế hoạch này là, trên cơ sở dự toán phân bổ vốn từ ngân sách, các tỉnh, các bộ, ngành được chủ động lựa chọn danh mục dự án quan trọng ưu tiên đưa vào kế hoạch và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư; tạo nền tảng khắc phục một bước tình trạng đầu tư dàn trải và thủ tục phiền hà, dễ phát sinh tiêu cực của cơ chế xin - cho, bổ sung vốn kiểu cũ... Hơn nữa, vốn đầu tư, nhất là đầu tư công, sẽ tập trung cho các khâu đột phá chiến lược, ưu tiên đầu tư các công trình quan trọng thiết yếu phục vụ tái cơ cấu kinh tế và dân sinh, khuyến khích xã hội hóa đầu tư, hạn chế tình trạng chồng chéo và kém hiệu quả… Ngoài ra, cũng từ lần lập kế hoạch này, Tổng cục Thống kê sẽ là đầu mối duy nhất chủ động tự tính mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn của các địa phương sát với thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế, thay vì để các tỉnh tự tính như trước đây…

Việc triển khai xây dựng kế hoạch từ bây giờ là việc làm quan trọng, cần thiết và kịp thời, thể hiện tính chủ động cao. Chất lượng xây dựng kế hoạch cụ thể các cấp thể hiện năng lực, trình độ và trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân liên quan. Trong quá trình xây dựng, triển khai Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, các cấp, ngành, đơn vị liên quan cần nhấn mạnh đến việc bảo đảm an toàn nợ công, tránh bị động, lãng phí các nguồn vốn; tập trung phân tích, dự báo bối cảnh trong và ngoài nước, trong đó có yếu tố căng thẳng trên Biển Đông, chủ động có các phương án đối phó phù hợp; chủ động cập nhật tình hình dựa trên cơ sở dữ liệu chính xác, đa dạng hóa các nguồn vốn, trước hết là nguồn vốn ngân sách các cấp, nguồn trái phiếu Chính phủ và địa phương và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ... Tăng tính trung hạn cũng đồng nghĩa với việc từng bước  khắc phục tính dàn trải, lãng phí. Ngay ở cấp T.Ư, thay vì số lượng danh mục chương trình mục tiêu quốc gia hiện đang thực hiện là 16 sẽ chỉ còn 2 chương trình là: Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới.

Tăng tính phản biện, dự báo và giám sát

Việc thành lập bổ sung mạng lưới các cơ quan có chức năng chuyên trách xây dựng, phản biện và đề xuất hoàn thiện các chính sách quản lý Nhà nước các cấp từ T.Ư xuống các địa phương, trước hết là các phòng chính sách và dự báo kinh tế ở các sở kinh tế tham mưu tổng hợp cho chính quyền cấp tỉnh, TP trực thuộc T.Ư (như Sở KH&ĐT, Sở Tài chính…) là cần thiết để khắc phục các hạn chế trong việc sớm phát hiện các bất cập, ngăn chặn sự lạm dụng và đề xuất các giải pháp cần thiết, kịp thời cho các chính sách mà T.Ư đã ban hành.

Ngoài ra, cần coi trọng việc xây dựng hệ thống số liệu và dữ liệu thông tin chuyên ngành trực tiếp phục vụ công tác dự báo kinh tế. Việc làm này sẽ khắc phục tình trạng phân tán, chia cắt, rời rạc, đóng băng và thiếu chuẩn hóa thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý thông tin, nhất là không được phổ biến rộng rãi, công khai, gây khó khăn và đắt đỏ cho các đơn vị và cá nhân có nhu cầu tiếp cận, Tuy nhiên, các chỉ tiêu phục vụ dự báo kinh tế cần được đưa bổ sung vào hệ thống số liệu thống kê quốc gia hàng năm.

Trên cơ sở các kết quả dự báo và phản biện đó và các yếu tố cần thiết khác, cần chủ động có các phương án, đối sách phòng ngừa hiệu quả cho mọi tình huống khủng hoảng với giả định mức xấu nhất có thể xảy ra. Bất luận trong tình huống nào cũng cần coi trọng tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận xã hội, lợi ích quốc gia và phát huy sức mạnh tổng hợp, các nguồn lực trong và ngoài ngân sách, trong nước và nước ngoài... Xây dựng kế hoạch dài hạn, tạo sự minh bạch cũng góp phần giảm thiểu và khắc phục các biểu hiện và lạm dụng công cụ quản lý hành chính, mệnh lệnh và hiện tượng "vận động hành lang", "chạy chính sách" vì lợi ích nhóm, ngành độc quyền, bất chấp lợi ích và uy tín quốc gia…