Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tết Hàn thực, nhớ về cội nguồn của người Việt

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Theo tục lệ cổ truyền, cứ đến ngày 3/3 Âm lịch hàng năm, người dân Việt Nam lại nấu bánh trôi, bánh chay dâng lên tổ tiên nhớ về công ơn dưỡng dục của người đã khuất. Đặc biệt, một số lễ hội còn có tục cúng bánh trôi, bánh chay mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Đề cao văn hóa Việt

Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng trong đời sống của người Việt Tết cúng banh trôi, bánh chay mang sắc thái, văn hóa riêng.
 Bánh trôi, bánh chay dâng lễ trong ngày Tết Hàn thực.
Nếu như ở Trung Quốc, Tết Hàn thực là người ta làm bánh trôi, bánh chay từ ngày hôm trước để đến ngày hôm sau dâng cũng tổ tiên và hưởng lộc. Trong ngày 3/3 người ta kiêng không đun nấu.

Đối với người Việt Nam, ngày 3/3 vẫn nổi lửa nấu bánh trôi, bánh chay. Bát bánh trôi, đĩa bánh chay vẫn còn nóng hổi, thơm phức được dâng lên ban thờ vào sáng sớm ngày Hàn thực, bày tỏ lòng kính ơn của con cháu với tổ tiên ông bà, cha mẹ đã khuất.
Không chỉ cúng lễ trong ngày Tết Hàn thực mà người Việt còn dâng cúng bánh trôi, bánh chay trong lễ mẫu, lễ Hai Bà Trưng, lễ tại giỗ Tổ Hùng vương. Như vậy, bánh trôi, bánh chay còn đi vào trong đời sống của người Việt.

Nhộn nhịp chợ Tết Hàn thực
 
 Nhộn nhịp chợ Tết Hàn thực.
Ngay từ sáng sớm nay (3/3 Âm lịch), các chợ truyền thống của Hà Nội, người dân đã bày bán rất nhiều bánh trôi, bánh chay. Những mâm bột gạo trắng ngần được bày ra đến đâu hết đến đó. Bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm, bánh trôi nặn viên nhỏ, trong có nhân bằng đường mật mía, khi chín nổi trên mặt nước người vướt ra đĩa. Bánh chay được làm viên to hơn bánh trôi và dẹt, nhân bàng đậu xanh, hoặc vừng đen.
 Những mâm bột trắng ngần và đĩa bánh trôi, bánh chay bày bán.
 
Theo chia sẻ của người bán và người mua, giá cả các loại bánh năm nay không thay đổi so với năm trước.

Mỗi đĩa bánh trôi có giá từ 10.000 – 20.000 đồng/đĩa tùy theo to hay nhỏ. Mỗi cốc (bát) bánh chay bán với giá 10.000 đồng/bát.

Bánh trôi bánh chay đã đi vào đời sống và thơ ca của dân tộc Việt. Cứ vào ngày này, mỗi góc chợ, ngõ phố lại rộn ràng người mua, người bán.