Liên tục phát triển nhiều sản phẩmSớm bén duyên với công nghệ, Minh Thảo khởi nghiệp, gắn bó với lĩnh vực công nghệ từ năm 2002. Từng làm việc ở Hà Nội với hơn 100 nhân viên, ông chủ trẻ 8X sở hữu nhiều công ty với tiềm năng phát triển lớn. Thảo cho biết, năm 2004 là thời điểm Facebook ra mắt thì năm 2005, nhóm của Thảo đã khởi nghiệp bằng mạng xã hội riêng và trở thành nhóm đầu tiên làm mạng xã hội tại Việt Nam. Năm 2010, Công ty CNC Software của Minh Thảo tung ra Tim Books - ứng dụng đọc sách đầu tiên trên mobile tại Việt Nam. Chia sẻ về sản phẩm đáng nhớ, Minh Thảo nói: “Thời điểm đó, những ứng dụng trên mobile vẫn còn mới tại Việt Nam nên việc đọc sách trên điện thoại di động là điều hạnh phúc với nhiều người”.
|
CEO Umbala Nguyễn Minh Thảo xuất hiện tại gameshow truyền hình Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ) năm 2018. |
Năm 2011, anh thành lập CNC Mobile và phát triển Tim Shot – mạng xã hội hình ảnh ra đời sau Instagram chỉ vài tháng và được khá nhiều người ủng hộ. Sản phẩm này giúp Công ty của Thảo nằm trong top 20 DN sáng tạo khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Intel tổ chức. Startup của anh cũng được Quỹ CyberAgent của Nhật Bản đầu tư 300.000 USD. Sau đó, năm 2012, Công ty của anh được nhà đầu tư Nhật Bản rót vốn và liên tục phát triển sản phẩm khác.
Umbala ra đời từ ý tưởng “tặng hoa trong phòng trà”Bỏ lại mọi thứ sau lưng, anh vào TP Hồ Chí Minh thành lập Công ty Umbala - Ứng dụng quay video ngắn sử dụng các hiệu ứng kỹ xảo độc đáo, giúp các bạn trẻ khám phá con người và cuộc sống muôn màu khắp nơi trên thế giới. Được biết, ứng dụng của Umbala ra đời từ ý tưởng “tặng hoa trong phòng trà”. Umbala là ứng dụng di động chạy trên nền tảng tương tác thời gian thực, giúp người dùng có thể trình diễn tài năng và cùng tham gia các trò chơi tương tác thời gian thực với bạn bè với các tính năng nổi trội: Livestream, Gameshow âm nhạc, trò chơi tương tác thế giới thực… Trong hơn 2 tuần đầu ra mắt, ứng dụng có doanh thu vỏn vẹn 34 triệu đồng nhưng đến nay đã đạt 165.000 người dùng. Hiện tại, Umbala đang được lan truyền nhanh với các bạn trẻ ở Mỹ và Việt Nam.
Đầu năm 2018, Umbala đã gọi vốn thành công 260.000 USD trong Shark Tank Việt Nam. Sau khi tham gia gọi vốn thành công, lượt tải về ứng dụng Umbala tăng 3 lần. |
Chia sẻ về nguồn thu, Minh Thảo cho hay, Umbala Việt Nam kiếm tiền từ 3 nguồn: Hợp tác với Telco để thu phí dữ liệu; đầu tư vào các nhóm tài năng ca hát để cùng chia sẻ doanh thu và bán quảng cáo. Nhà sáng lập cho biết, tài sản lớn nhất của công ty hiện là đội ngũ thành viên cực kỳ tài năng, đạt nhiều giải thưởng công nghệ quốc tế và có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn hàng đầu thế giới. Umbala trước đây là ứng dụng nhắn tin video dài tối đa 12 giây, tồn tại trong 12 giờ và sẽ tự mất đi khi người nhận trả lời tin nhắn. Ứng dụng này từng được Apple bình chọn là một trong những ứng dụng mới tốt nhất tại thị trường Đức, Thụy Sỹ và Australia.