Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thấy gì qua chuyện chèo kéo khách mua áo ở Văn Miếu?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Gần đây xuất hiện nhiều người bán áo rong, chèo kéo du khác nước ngoài và các tỉnh ngoài ở Văn Miếu. Đằng sau cuộc mưu sinh của những người bán áo rong này, đặt ra cho ngành Du lịch Thủ đô những dấu hỏi lớn.

Từ chuyện bán áo rong …

Một đoàn du khách đến từ đất nước Indonesia vừa tham quan ở trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở ra thì đã gặp ngay những người bán rong áo chèo kéo.

 
Du khách bị chèo kéo mua áo.
Du khách bị chèo kéo mua áo.
Chỉ nói với nhau bằng thứ tiếng bồi và ra hiệu, cổng Văn Miếu – Quốc Tử Giám sôi động hẳn lên bởi 5-6 người bán áo và những du khách nước ngoài.

Thấy phóng viên, một chị bán áo mời: Mua áo đi em. Chỉ có 50.000 đồng thôi. Nhiều màu và nhiều hình khác nhau đẹp lắm. Thấy phóng viên lưỡng lự, chị quay sang mời tiếp khách Indonesia

Những chiếc áo mà các chị bán rong ở đây đúng là có đủ màu. Mặt trước của áo được thêu nhiều hình thù khác nhau, mỗi chiếc một vẻ. Có chiếc thêu hoa đào, chiếc thêu tháp Rùa, thêu thiếu nữ đội nói lá với hoa sen… Trên tất cả các chiếc áo đều có thêu kèm chữ Việt Nam, hoặc Hà Nội.

 
Người nước ngoài vây quanh mua áo trước cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Người phụ nữ bán một lúc cho từ 3 - 4 khách. Mỗi khách mua từ 3-5 chiếc áo.
Một du khách mua 4
Du khách nước ngoài rất thích thú mua áo có thêu những phong cảnh mang đậm nét văn hóa của Việt Nam trước cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám..
Một du khách mua 4 chiếc áo, đến chiếc thứ 5 ông hỏi: Việt Nam? Chị bán áo đưa ra một chiếc áo màu khác và có in cờ đỏ sao vàng cùng dòng chữ Việt Nam. Người khách chỉ xem lại size và cho ngay vào túi. 

Cuộc trao đổi mua – bán tuy có bất đồng ngôn ngữ, nhưng lại diễn ra rất nhanh chóng, thuận lợi, cả bên mua và bán đều thuận về giá cả, mẫu mã. Người mua vui vẻ vì mua được hàng rẻ, có ý nghĩa và người bán cũng phấn khởi vì bán được hàng. 
Một du khách mua 4
Nam du khách này đến từ Indonesia mua một lúc 5 chiếc áo.
Theo quan sát của phóng viên, chỉ trong khoảng chừng 10 phút, tất cả những người bán rong áo ở đây đều bán được từ 3 đến 5 áo cho mỗi khách du lịch. Có người còn bán một lúc cho 3 khách được khoảng 10 chiếc áo.

Đằng sau cuộc mưu sinh của những người bán quần áo rong cho thấy, việc chèo kéo khách vẫn hàng ngày diễn ra h
àng ngày nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp giải quyết triệt để.

… đến thúc đẩy nền du lịch chuyên nghiệp hơn

Ẩn chứa bên trong câu chuyện bán áo cho du khách nước ngoài, đặt ra cho ngành Du lịch của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng còn đó những bất cập. Đặc biệt là chưa tổ chức được cho du khách đi du lịch theo chuỗi điểm đến khép kín, từ: Ăn, nghỉ, tham quan, vui chơi, cho đến mua sắm. 

Hầu hết các tour du lịch ở Việt Nam hiện nay mới tổ chức được các khâu: Ăn, nghỉ, tham quan, còn mua sắm đều do tư nhân tự phát mở ra kinh doanh, dịch vụ theo nhu cầu của khách, chưa có địa điểm mua sắm theo tour như ở một số nước có trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Singapor  … đã làm. 

Ở trước cổng Văn Miếu – Quốc Tử Giám không có chuyện bắt chẹt khách về giá, nhưng ở đâu đó chúng ta đã nghe nhiều về chuyện chặt chém du khách, nhất là người nước ngoài.

Câu chuyện bán rong áo trước cổng Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho thấy một góc nhìn khác trong việc tổ chức sản xuất, cung ứng hàng hóa trên thị trường của các cơ quan, doanh nghiệp. Bởi, ở đây  cung và cầu đã gặp nhau. Những vị khách n
ước ngoài đến Việt Nam mong tìm mua được những sản phẩm mang nét đặc trưng văn hóa của người Việt. Và những người bán hàng đã biết khai thác nhu cầu ấy của khách để cung ứng hàng hóa. Trong khi ấy, nhiều doanh nghiệp may mặc đi tìm thị trường ngoại, nhiều làng nghề của Hà Nội khó tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Nếu như, có một địa điểm chung để giới thiệu và bán các sản phẩm đặc trưng của làng nghề Hà Nội, đồng thời phát triển những sản phẩm theo nhu cầu của du khách nhưng mang đặc trưng văn hóa của Việt Nam, nơi đó trở thành một trong chuỗi điểm đến của mỗi tour du lịch tại Thủ đô, thì việc chèo kéo khách sẽ khó còn đất diễn. Ngành du lịch cũng đi vào hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn cả về phương thức phục vụ khách, ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự và xây dựng được một hình ảnh đẹp của người Hà Nội trong mắt du khách nước ngoài./.