Ngoài ra, doanh số bán lẻ trong tháng 9 cũng giảm mạnh hơn dự kiến, thêm bằng chứng cho thấy tiêu dùng cá nhân vẫn đang "cản trở" tăng trưởng. Cụ thể, doanh số bán lẻ trong tháng 9 đã giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước (so với dự báo giảm 1,8% của thị trường), ghi dấu tháng giảm thứ 7 liên tiếp.
Ngành xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm sút. |
Số liệu này đã gây thất vọng cho giới kinh doanh Nhật Bản và các nhà đầu tư quốc tế, khiến đồn đoán gia tăng về khả năng Ngân hàng T.Ư Nhật Bản (BoJ) sẽ đẩy lùi thời hạn đạt mục tiêu lạm phát. Hiện tại, BoJ đặt mục tiêu lạm phát 2% trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2018. Những số liệu trên được công bố sau khi Thượng viện Nhật Bản phê chuẩn khoản ngân sách bổ sung trị giá 4.110 tỷ Yên (khoảng 40 tỷ USD) để kích thích nền kinh tế vốn đang đối mặt với tăng trưởng chậm trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm sút. Quyết định bổ sung ngân sách lần này phản ánh những nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm kéo nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này ra khỏi tình trạng giảm phát lâu dài, tuy nhiên lại làm dấy lên lo ngại về năng lực tài chính bấp bênh của Nhật Bản. Theo đó, sản lượng ngành công nghiệp của Nhật Bản trong tháng 9 bị “sa lầy” do xuất khẩu “tụt hậu” và chỉ số tiêu dùng cá nhân yếu, vẫn đang là những “lực cản” đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Giới chuyên gia nhận định, “kẻ thù” nguy hiểm đầu tiên đối với nền kinh tế Nhật Bản là sự thiếu hụt về nhân lực. Trong phiên họp mới đây tại Liên Hợp quốc, Thủ tướng Shinzo Abe đã thừa nhận, ông quan ngại về việc thiếu lao động trẻ do tình trạng lão hóa ngày càng gia tăng ở Nhật Bản. Theo Ủy ban tương lai Nhật Bản, tổng số lao động của nước này sẽ giảm xuống còn 55 triệu người vào năm 2060, ngay cả với lao động trên 70 tuổi. Nguyên nhân đầu tiên là do những ngành xây dựng, GTVT… không còn hấp dẫn với người lao động. Thứ hai, những công việc này có mức lương thấp, thời gian làm việc lại quá nhiều, trong khi mức độ nguy hiểm lại cao.