KTĐT - Thực tế là từ trước đến nay, sự "nóng lạnh" của thị trường bất động sản (BĐS) được đo bằng số liệu giao dịch của các công ty môi giới mua bán, sàn giao dịch BĐS. Số liệu giao dịch dồi dào phản ánh thị trường đang tốt, giá nhà đất chắc chắn sẽ có xu hướng tăng lên.
Ngược lại, nếu số số liệu giao dịch không đáng kể, điều đó có nghĩa giá nhà đất đang đứng... Rõ ràng, cách "bắt mạch" thị trường như trên phản ánh sự thiếu tính chuyên nghiệp, lại mang tính rủi ro.
Cơ sở để từng địa phươngquản lý tốt
Việc Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn thí điểm xây dựng và công bố một số chỉ số đánh giá thị trường BĐS của TP Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ, sẽ là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc quản lý thị trường BĐS tại địa phương. Các loại BĐS được lựa chọn để xây dựng các chỉ số bao gồm: BĐS để bán, chuyển nhượng là căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền; BĐS để cho thuê là văn phòng. Bộ Xây dựng đã cho thí điểm việc xây dựng chỉ số giá BĐS tại TP HCM từ năm 2008. Theo thời hạn ấn định của Thông tư mới này, việc công bố lần đầu các chỉ số tại 4 thành phố trên sẽ được tiến hành từ quý III/2011.
Các chỉ số được công bố có chỉ số giá giao dịch và chỉ số lượng giao dịch BĐS. Giá giao dịch là giá của BĐS được giao dịch thành công trên thị trường trong giai đoạn tính toán, không phải là giá giao dịch lần đầu của BĐS mới được hình thành hay mới được tạo lập. Lượng giao dịch BĐS là số lượng giao dịch thành công trong giai đoạn tính toán của các loại BĐS. Việc công bố các chỉ số phải đảm bảo nguyên tắc đầy đủ, kịp thời, phản ánh sát với tình hình biến động của thị trường tại địa phương. Các chỉ số được công bố công khai, rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin. Thời điểm gốc được lựa chọn để xây dựng chỉ số là quý I/2011. Thời điểm so sánh là từng quý và hàng năm so với thời điểm gốc, quý trước so với quý sau, từng quý và hàng năm so với cùng kỳ năm trước.
Sở Xây dựng của 4 thành phố thực hiện thí điểm được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu hai vấn đề trên và công bố các chỉ số theo quy định.
Việc không dễ
Xây dựng và công bố chỉ số BĐS được đánh giá cao, góp phần quan trọng vào việc tạo dựng một thị trường minh bạch. Tuy nhiên, không dễ để đưa được những số liệu chính xác bởi rất khó để xác định được giá mua, bán hay cho thuê thực tế, đặc biệt là các giao dịch giữa các cá nhân với nhau.
Vào thời điểm năm 2008, Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Nguyễn Trần
Theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mới (Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), từ năm 2010 trở đi, chỉ số giá BĐS, giá trị giao dịch qua các sàn BĐS và doanh thu BĐS sẽ là chỉ tiêu thống kê quốc gia hàng năm của Việt Nam phải được công bố. Ngoài những chỉ số quen thuộc đã được công bố hàng năm như chỉ số chứng khoán, tỷ giá…, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính phải thống kê doanh thu kinh doanh, số lượng sàn giao dịch và tổng giá trị giao dịch trên các sàn BĐS.
Các chuyên gia hy vọng rằng, những căn cứ pháp lý trên sẽ được các địa phương thực hiện đồng bộ, nghiêm ngặt và có hiệu quả. Nếu không, thị trường BĐS sẽ vẫn là "con ngựa bất kham" - giá nhà, đất tiếp tục "leo cao", còn người có nhu cầu vẫn khó tiếp cận được nhà ở bằng giá trị thực…