Theo đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 ước tính đạt 248,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước.
Nguyên nhân chủ yếu do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, việc làm và thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng nên người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn.
Cùng với đó, trong tháng 6, chủ yếu các tỉnh ven biển đạt mức doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành tăng cao so với tháng trước do đang vào mùa du lịch.
Mức tăng trung bình của các tỉnh này là trên 8% so với mức tăng trung bình của cả nước là 2,4%, trong đó Thanh Hóa tăng 8,2%; Nghệ An 26,6%; Thừa Thiên-Huế tăng 8,4%; Hải Phòng tăng 8,4% và Khánh Hòa tăng 12,4%. Các tỉnh khác chỉ có mức tăng nhẹ hoặc giảm so với tháng trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành của Hà Nội tăng 1,1%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,43%.
Như vậy, tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.439 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,7%).
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng của khu vực kinh tế Nhà nước đạt 145,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 8,4%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 1243,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,4%, tăng 10,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 50,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,5%, tăng 27,2%.
Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng, kinh doanh bán lẻ hàng hóa đạt 1086,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,6% tổng mức và tăng 12,2%; dịch vụ lưu trú ăn uống đạt 172,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% và tăng 13,1%; dịch vụ khác đạt 165,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% và tăng 22,2%; du lịch lữ hành đạt 14,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% và tăng 20,5%.
Ảnh minh họa.
|