Số liệu thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, từ đầu năm đến nay, nguồn cung và số lượng giao dịch sản phẩm BĐS trên địa bàn cả nước tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ năm 2020, đặc biệt ở một số thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... Việc buộc phải thực hiện giãn cách xã hội khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN BĐS càng trở nên khó khăn hơn. Cụ thể, thị trường Hà Nội, lượng căn hộ chào bán trên toàn thị trường chỉ đạt 31,1%, giao dịch 31,8%; TP Hồ Chí Minh chỉ bằng 40,7% nguồn cung và 17,9% giao dịch.Trong khi đó, tại TP Hồ Chí Minh, do ảnh hưởng nặng hơn về dịch bệnh nên mức độ quan tâm giảm tới 33%, lượng tin đăng bán giảm 52%. Thị trường Hà Nội ghi nhận giảm lần lượt 8% và 4%. Nhưng ngược lại, chỉ số giá bán căn hộ chung cư ở 2 thị trường này lại tăng khoảng 2% so với thời điểm cuối tháng 6/2021, tăng từ 7 - 10% so với cùng kỳ năm 2020.Đáng chú ý, tại Hà Nội và một số tỉnh, thành lân cận, khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát, xuất hiện động thái giảm giá thông qua chương trình khuyến mãi, tặng quà nhằm kích cầu giao dịch. “Đã xuất hiện tình trạng giảm giá, cắt lỗ để thu hồi vốn từ nhà đầu tư nhỏ lẻ, đặc biệt ở dự án cao cấp, trung cấp. Đất nền và sản phẩm nhà ở liền kề không còn “sôi động” như thời điểm đầu năm, do nguồn cung kham hiếm, giá bán bị đẩy lên cao hơn thực tế nên không có giao dịch” – Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho hay.Thị trường BĐS khu vực miền Trung cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Viện trưởng Viện Nghiên cứu và đào tạo BĐS Nguyễn Đức Lập cho biết, đất nền được xem là "đặc sản" của thị trường miền Trung, hiện tại một số khu vực giá giảm đến 30% so với đỉnh điểm đợt sốt ảo vừa qua nhưng tình hình giao dịch vô cùng ảm đạm. Từ khi TP Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội, thị trường gần như ngừng giao dịch” – ông Nguyễn Đức Lập nhận định.Cần hành động từ chính sáchỞ góc độ kinh tế vĩ mô, chuyên gia kinh tế TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, sự suy giảm của thị trường BĐS trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay là điều đã được nhiều nhà phân tích dự báo từ trước, như một biến động có tính chu kỳ sau một thời gian dài phục hồi trước đó. Vì vậy, nhiều chuyên gia cũng như DN chia sẻ, để thị trường BĐS trở lại như kỳ vọng, Chính phủ nên xem xét giảm thuế cho DN phát triển BĐS như thuế phí vận tải của DN sản xuất vật liệu xây dựng, nhà thầu xây dựng; nới lỏng biện pháp hạn chế vay kinh doanh BĐS, vay mua nhà; tạm thời duy trì tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm một số năm và giảm lãi suất vay. Đồng thời xây dựng cơ chế hỗ trợ DN BĐS phát hành trái phiếu huy động vốn đảm bảo tính minh bạch, công khai, hiệu quả trên cơ sở đánh giá xếp hạng của ngân hàng bảo lãnh hoặc tổ chức tín dụng. "Trong thời gian tới, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, một số phân khúc cơ bản như: BĐS công nghiệp, nhà ở giá rẻ, đất nền, chung cư cao cấp, shop house sẽ phục hồi ngay. Phân khúc văn phòng, nghỉ dưỡng chậm hơn" - TS Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận. Không nên “rót vốn” vào khu vực chưa được đầu tư hạ tầng hay mới chỉ có thông tin quy hoạch bị “sốt ảo” về giá, gây rủi ro dòng vốn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường. Đặc biệt, nếu phải áp sử dụng đòn bẩy tài chính (vay vốn ngân hàng) không nên tham gia đầu tư vào thời điểm này. Cơ quan quản lý Nhà nước cần phải mạnh tay những cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch không đúng quy định pháp luật.
Thị trường BĐS sẽ sớm trở lại khi nhà đầu tư có nhiều phương án tiếp cận sản phẩm và phân tích dòng tiền. Điển hình, mua nhà trực tuyến đã sớm xuất hiện cùng với sự phát triển của thương mại điện tử. Chuyên viên kinh doanh thay đổi phương thức bán hàng thông qua livestream trên YouTube, Tiktok, Facebook. DN BĐS vẫn âm thầm đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng. Giám đốc điều hành Công ty Đầu tư phát triển NAVI Nguyễn Tấn Việt |