Dạo qua các phố tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy như Nguyễn Du, Yết Kiêu, không khí mua sắm ở đây nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường. Vì lượng khách đến mua bình chữa cháy đông nên mỗi cửa hàng luôn có nhân viên túc trực để kịp thời tư vấn bán hàng cho khách.
Khách hàng chọn mua bình chữa cháy mini cho xe ô tô tại một cửa hàng trên đường Yết Kiêu (Hà Nội).
|
Mua bình cứu hỏa để đối phó
Bình cứu hỏa mini có nhiều loại, tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể dùng để trang bị cho xe ô tô. Nhưng dường như với những khách hàng ở đây điều đó cũng không mấy quan trọng, bởi họ mua bình không nhằm mục đích để sử dụng mà chính là để đối phó. Trên phố Yết Kiêu chiều thứ Bảy (ngày 9/1) tấp nập mua, bán. Anh Chí (quận Đống Đa) vừa mua 2 chiếc bình cứu hỏa mini với giá 180.000 đồng/chiếc, khi được phóng viên báo Kinh tế & Đô thị hỏi: “Bình không thấy có tem mác gì, lại rẻ như vậy, anh có sợ chất lượng không đảm bảo không?”, anh Chí chỉ cười xòa “Ôi giời, cứ có là được, cần gì phải đảm bảo hay không? Chắc gì đã dùng đến!”.
Bình cứu hỏa mini có nhiều loại, tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể dùng để trang bị cho xe ô tô. Nhưng dường như với những khách hàng ở đây điều đó cũng không mấy quan trọng, bởi họ mua bình không nhằm mục đích để sử dụng mà chính là để đối phó. Trên phố Yết Kiêu chiều thứ Bảy (ngày 9/1) tấp nập mua, bán. Anh Chí (quận Đống Đa) vừa mua 2 chiếc bình cứu hỏa mini với giá 180.000 đồng/chiếc, khi được phóng viên báo Kinh tế & Đô thị hỏi: “Bình không thấy có tem mác gì, lại rẻ như vậy, anh có sợ chất lượng không đảm bảo không?”, anh Chí chỉ cười xòa “Ôi giời, cứ có là được, cần gì phải đảm bảo hay không? Chắc gì đã dùng đến!”.
Khách hàng vừa đỗ xe đã vội vã mua 2 bình chữa cháy rồi ra về mà vẫn còn nhiều băn khoăn chưa được giải đáp về công dụng của từng loại bình.
|
Không chỉ riêng anh Chí, một nữ khách hàng vừa đỗ xe đã mua vội hai chiếc bình cứu hỏa mini với giá thành vừa phải, thanh toán luôn mà không cần hỏi cách sử dụng hay công dụng của chiếc bình. “Chị đang vội em ơi. Ai mà biết được chất lượng thế nào. Mua thì cứ mua thôi. Có để đỡ mất mấy trăm tiền phạt thôi chứ xe nhà chị có mấy khi đi đâu mà sợ cháy”. Thế mới thấy, một bộ phận người dân vẫn chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của việc trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô dù mục đích chính của việc này là để bảo vệ tính mạng và tài sản của bản thân họ.
Người mua đã vậy, không ít người bán cũng mơ hồ về cấu tạo, thành phần và cách bảo quản bình chữa cháy. Dừng xe trước một cửa hàng chuyên bán đồ bảo hộ lao động trên đường Nguyễn Du, nơi có rất đông khách hàng đang mua bình chữa cháy mini. Trước quá nhiều thắc mắc của người mua mà không trả lời được, bà chủ ở đây cũng chỉ còn cách phủi tay: “Ôi, cứ mua đại đi em. Đằng nào chả phải mua hả em. Ở đây, hàng nào cũng chỉ có từng này loại thôi em ạ. Không có loại khác đâu”.
Những chiếc bình cứu hỏa mini khí C02, dung tích 1 lít này được chào bán với giá 220.000 đồng và đang bán rất chạy.
|
Tuy người bán giới thiệu rằng đây là loại bình được nhập khẩu từ Hàn Quốc nhưng lại không hề có tem kiểm định chất lượng.
|
Một vài khách hàng bỏ đi sau những lời giải thích không rõ ràng của bà chủ nhưng phần lớn vẫn là tặc lưỡi mua cho xong. Họ đâu biết rằng, bình chữa cháy nếu không bảo quản và sử dụng đúng cách có thể biến thành hiểm họa đối với người sử dụng...
Bình cứu hỏa cho ô tô, loại nào tốt?
Anh Đào Huy Trường - Giám đốc Công ty Bảo hộ Lao động DHT Việt Nam, chuyên cung cấp các thiết bị phòng cháy chữa cháy cho biết, trên thị trường hiện đang lưu hành 3 loại bình chứa chất chữa cháy chủ yếu là bình C02, bình bột và bình sol khí. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng dùng được cho xe ô tô.
Đối với bình C02, đặc điểm của loại này là có tác dụng làm loãng đám cháy, do đó đối với những đám cháy ngoài trời thường rất khó để dập tắt trong khi các vụ cháy nổ phương tiện giao thông như xe máy, ô tô thì thường xảy ra khi đang lưu thông trên đường. Bên cạnh đó, khi C02 được phun ra, nhiệt độ sẽ ở mức âm 79 độ C, nên nếu người sử dụng không sử dụng đúng cách, cầm tay vào loa bình hoặc thậm chí là xịt ngược thì sẽ gây bỏng lạnh.
Đối với bình bột, nhược điểm là trọng lượng nặng, muốn dập tắt được đám cháy phải tiếp cận rất gần, đứng xuôi chiều gió, khi sử dụng phải thường xuyên kiểm tra chất lượng bình, xúc nạp lại bình (theo đúng tiêu chuẩn định kỳ là 3 tháng/1 lần) nên chưa đạt được hiệu quả cao, và không phải đối tượng nào cũng sử dụng được. Khi sử dụng bình bột, đám cháy dễ bùng phát trở lại.
Cũng theo cảnh báo của anh Trường, cả bình C02 và bình bột đều dùng khí nén nên cần bảo quản đúng cách, tránh để ở nơi nhiệt độ quá cao, tránh ánh nắng mặt trời, tốt nhất nên gắn cố định gần tầm tay với của người lái, tránh trường hợp vứt bừa bãi trong cốp xe dẫn đến xóc bình, hỏng hóc. Thậm chí, khi có sự thay đổi đột ngột áp suất bình, áp suất trung bình tăng quá cao có thể gây nổ. Cả 2 loại bình chữa cháy này đều để lại chất tàn dư sau khi dùng, nên việc vệ sinh lại khu vực bị cháy sẽ rất mất công.
Bình chữa cháy mini công nghệ Sol khí Pfe được khuyên dùng cho xe ô tô 4-5 chỗ.
|
Chính vì vậy, đối với ô tô xe máy, loại bình chữa cháy phù hợp nhất là bình chữa cháy cầm tay công nghệ sol khí hoặc bình xịt chữa cháy Faucon. Ưu điểm của 2 loại bình này là chữa cháy trong nhiều môi trường cháy, trọng lượng bình rất nhẹ, chỉ tương đương với bình xịt muỗi nhưng phạm vi chữa cháy tương đương với bình bột, bình C02 2kg. Cách sử dụng bình cũng rất an toàn, chỉ cần lắc và xịt trực tiếp vào đám cháy. Ngoài ra, 2 loại bình này có thể hoạt động tốt trong vòng 10 năm mà không cần tốn chi phí nạp, bảo trì, bảo dưỡng nào.