Quy mô thị trường cổ phiếu đạt 70,2% GDP
Năm 2017, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có một năm phát triển vượt bậc với sự tham gia của nhiều DN lớn, có chất lượng, quy mô của thị trường cổ phiếu đã đạt được trên 78% GDP của năm 2016, tương đương 70,2% GDP của năm 2017, cơ bản đã đạt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra cho năm 2020.Chỉ số VN-Index kết thúc năm 2017 với 984 điểm, tăng 48% so với năm 2016. Thanh khoản của thị trường cổ phiếu tăng 65%, thị trường trái phiếu tăng 39%. Các DN niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường cũng có kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu 9 tháng đầu năm tăng 18%, lợi nhuận tăng 23%. “TTCK năm 2017 đã khẳng định tốt vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho Chính phủ, DN, là kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng, đóng góp quan trọng vào công cuộc cổ phần hóa (CPH), thoái vốn của DNNN và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay.
Với riêng Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội, thị trường trái phiếu tiếp tục phát triển mạnh và ổn định. Sở đã tổ chức các đợt đấu thầu và huy động được hơn 194.000 tỷ đồng, trong đó Kho bạc Nhà nước huy động được hơn 159.000 tỷ đồng. Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ bình quân năm 2017 đã lên mức 12,75 năm, tăng 4 năm so với bình quân năm 2016, giá trị giao dịch bình quân đạt gần 9.000 tỷ đồng/phiên, tăng 40% so với năm 2016.TTCK phái sinh sau 4 tháng đi vào hoạt động mặc dù chỉ có khoảng hơn 16.800 tài khoản, chiếm chưa đầy 0,8% số lượng tài khoản trên TTCK, song bình quân giao dịch ngày đạt khoảng 20% so với giá trị giao dịch cổ phiếu ở cả hai Sở GDCK. Thị trường cổ phiếu tăng trưởng khá, đặc biệt thị trường UPCoM – công cụ hỗ trợ công tác CPH DNNN và minh bạch hóa hoạt động của DNNN đã CPH. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tại HNX tăng 45% so với cuối năm 20165 nhiệm vụ trọng tâmPhát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận định, TTCK sẽ tiếp tục có cơ hội phát triển cả về quy mô và chất lượng. Do đó, Bộ trưởng yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị liên quan thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm. Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, với trọng tâm là hoàn thiện Luật Chứng khoán sửa đổi; tăng cường hoạt động giám sát và cưỡng chế thực thi nhằm bảo đảm minh bạch, an toàn cho TTCK và cả hệ thống tài chính quốc gia. Thứ hai, thực hiện cơ cấu lại TTCK theo hướng đẩy nhanh tiến trình hợp nhất 2 Sở GDCK, kết hợp với lộ trình cơ cấu lại các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh; tiếp tục tái cơ cấu hệ thống các định chế trung gian trên thị trường.Thứ ba, phát triển các sản phẩm mới, thị trường mới nhằm tiếp tục hoàn thiện cấu trúc TTCK Việt Nam, nghiên cứu cơ chế huy động vốn cho DN khởi nghiệp qua sàn GDCK... Thứ tư, tiếp tục tổ chức tốt công tác đấu thầu và tổ chức giao dịch trái phiếu Chính phủ nhằm huy động vốn kịp thời và hiệu quả cho ngân sách và cho đầu tư phát triển; nghiên cứu phát hành “trái phiếu xanh” và ban hành khung pháp lý quy định về phát hành trái phiếu xanh. Thứ năm, tiếp tục thúc đẩy CPH DNNN, thoái vốn Nhà nước tại các DN; trong đó sẽ tập trung ban hành cơ chế về thị trường, dựng sổ nhằm cải tiến và thúc đẩy hoạt động đấu giá CPH gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK.q
Đóng cửa phiên giao dịch đầu năm, VN-Index tăng 11,53 điểm (1,17%) lên 995,77 điểm; HNX- Index tăng 2 điểm (1,71%) lên 118,87 điểm và Upcom-Index tăng 0,45 điểm (0,82%) lên 55,37 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức khá cao với 160 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 6.802 tỷ đồng, dòng tiền có sự lan tỏa khá mạnh mẽ. Các cổ phiếu có tính thị trường cao như bất động sản, xây dựng (DXG, LDG, VGC, NTL, NDN, FCN, ITA, KBC, HUT, NLG…), chứng khoán (SHS, VND, SSI), thép (HPG, HSG, NKG…) , ngân hàng đồng loạt bứt phá. Điều này cho thấy tâm lý hứng khởi của giới đầu tư trong ngày đầu năm mới.