Biển người chen chân xếp hàng mua vé tại nhà ga cáp treo lên tham quan nóc nhà Đông Dương. Ảnh: Hồng Hạnh |
Siêu thị tấp nập
Tại các siêu thị và trung tâm thương mại lớn của Hà Nội, 4 ngày nghỉ lễ vừa qua lượng khách tới mua sắm tăng mạnh. Các khu vực mua sắm của siêu thị Big C Thăng Long luôn “ken cứng” khách hàng. Nhân viên bán hàng cho biết: Ngay từ ngày 28/4, lượng khách đến siêu thị đã đông hơn nhiều lần so với bình thường. Nhân viên tại các quầy hàng phải liên tục đưa hàng mới lên kệ để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tương tự, các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại khác như Vinmart, Lottemart, Fivimart, Aeon, Co.opmart cũng rất đông khách. Thông tin từ hệ thống siêu thị Lotte Mart, lượng người mua sắm trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua tăng khoảng 30% so với ngày thường. Hàng hóa tiêu thụ tăng mạnh ở ngành hàng bia rượu, rau củ quả và thực phẩm đóng hộp. Phó Tổng Giám đốc Big C Thăng Long Nguyễn Thái Dũng cũng cho biết: Lượng khách và doanh số của hệ thống siêu thị Big C tăng gấp đôi ngày thường, người tiêu dùng tập trung mua sắm các mặt hàng như thực phẩm đóng gói, thực phẩm tươi sống, nước giải khát…Trái ngược với sức mua ở các siêu thị là tình trạng ế ẩm tại các chợ truyền thống. Các chợ Thành Công, Nghĩa Tân, Ngã Tư Sở… không còn cảnh người mua tấp nập như mọi ngày. Nhiều quầy hàng rơi vào cảnh ế ẩm tuy nhiên giá thực phẩm, rau củ quả vẫn ổn định.
Công viên, bãi biển quá tảiDịp nghỉ lễ vừa qua, dù người Hà Nội đi du lịch nhiều, song các khu vui chơi trên địa bàn Hà Nội như Công viên nước Hồ Tây, Công viên Yên Sở, Vườn thú Hà Nội... vẫn đông vui nhộn nhịp. Tại Vườn thú Hà Nội, ngay từ đầu giờ sáng các phương tiện đã xếp hàng dài chờ vào bãi gửi xe, UBND phường Ngọc Khánh (quận Ba Ðình) phải bố trí thêm nhiều bãi gửi xe xung quanh vườn thú, phục vụ Nhân dân đúng giá quy định. Lãnh đạo Vườn thú Hà Nội cho biết, dịp nghỉ lễ, trung bình mỗi ngày Vườn thú Hà Nội đón khoảng 30.000 - 40.000 lượt khách.
Tương tự, Giám đốc Công viên nước Hồ Tây Nguyễn Thị Vân cho biết: Do thời tiết nắng nóng, lại vào ngày nghỉ nên lượng khách đổ về Công viên rất đông. Trung bình một ngày, Công viên đón từ 10.000 - 12.000 lượt khách. Nhằm thu hút khách, nhất là các bạn trẻ đam mê với các trò chơi mạo hiểm, Công viên nước Hồ Tây đã đẩy mạnh đầu tư cải tạo cơ sở vật chất. Năm nay, Công viên nước Hồ Tây đã đầu tư lắp đặt thay thế hệ thống “Đường trượt đa làn” mới với 6 làn trượt có kích thước rộng hơn, độ dốc cao hơn và bề mặt trơn bóng, thực sự đưa đến cho người chơi cảm giác mạnh.Các điểm vui chơi khác như Công viên Yên Sở, Bảo tàng Dân tộc học, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam… cũng thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan và tham gia các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, múa rối, nối thúng, kéo co, thả diều… Tương tự, tại tất cả các khu du lịch biển, bãi biển trên cả nước đều đông như “rắc vừng”. Thông tin từ Cảng đường thủy nội địa Quảng Ninh cho biết, trong 4 ngày nghỉ lễ, trung bình mỗi ngày Vịnh Hạ Long đón khoảng 14.000 lượt khách với gần 600 chuyến tàu xuất bến, tăng khoảng 60% so với ngày thường. Cùng với đó, lượng khách Trung Quốc theo đường bộ qua Cửa khẩu Móng Cái sang Quảng Ninh mỗi ngày trên 50.000 lượt, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, các bãi biển như Cửa Lò (Nghệ An), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cát Bà và Đồ Sơn (Hải Phòng), Nhật Lệ (Quảng Bình), Lăng Cô (Huế)… đông nghẹt khách. Dù du lịch biển là lựa chọn hàng đầu của người dân dịp 30/4, 1/5, nhưng tại các điểm đến ở miền núi và TP cũng hút khách không kém.
Dạo quanh các khu vui chơi giải trí tại Hà Nội như: Công viên Thủ Lệ, Thiên đường Bảo Sơn, Công viên Hồ Tây, Công viên Yên Sở… nơi nào cũng đông đúc. Sa Pa (Lào Cai) trong 4 ngày nghỉ lễ đón khoảng 70.000 lượt khách. Tại quần thể cáp treo Fansipan, du khách xếp hàng dài để mua vé. Các khách sạn tại Hội An, Đà Nẵng không đủ đáp ứng nhu cầu do đợt nghỉ lễ trùng với Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2018. Ước tính, tổng lượng khách đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng đạt 343.000 lượt, tăng 10,2% so với cùng kỳ 2017.
Người dân chọn Công viên nước Hồ Tây làm điểm đến vui chơi trong ngày nghỉ 30/4. Ảnh: Hoài Nam |
Tuy nhiên, năm nay, giá phòng chúng tôi chỉ phải trả cao hơn 20% so với thông thường, các dịch vụ khác cũng được niêm yết giá chứ không tù mù như trước”. Có được kết quả này là bởi Sở VHTT&DL Lâm Đồng đã chỉ đạo các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện niêm yết giá công khai, bán đúng giá niêm yết, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ép giá, chèo kéo, gian lận trong kinh doanh, đảm bảo chất lượng dịch vụ tương xứng với giá. Đơn vị nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh.Không chỉ Đà Lạt, nhiều địa phương khác như Hà Nội, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình… cũng tăng cường nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát để chống tình trạng "chặt chém" như: Phân công lực lượng quản lý thị trường và công an túc trực tại các điểm có nhiều nhà hàng ăn uống, điểm gửi ô tô để giải quyết các khiếu nại của du khách nếu bị "chặt chém" về giá cả hoặc xảy ra mất an ninh trật tự; mở đường dây nóng hỗ trợ du khách 24/24 giờ; kiên quyết xử lý những cơ sở kinh doanh bán không đúng giá quy định…Mặc dù hiện tượng “cả năm mài dao, vài ngày cắt cổ” chỉ còn là “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng vẫn là “điểm đen” của ngành du lịch. Vì thế, các chuyên gia kêu gọi, mỗi du khách, DN hãy có trách nhiệm, kiên quyết không trả tiền cho những dịch vụ bị đẩy giá cao. Nếu bị “chặt chém”, hãy nhanh chóng thông tin cho các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho chính mình và góp phần làm đẹp hình ảnh du lịch Việt Nam. Đồng thời, mỗi người hãy là những du khách văn minh, không xả rác bừa bãi và vận động những người xung quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Sở Du lịch Hà Nội cho biết, 4 ngày nghỉ lễ từ 28/4 - 1/5/2018, khách du lịch đến Thủ đô ước đạt 317.699 lượt khách, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 65.829 lượt, tăng 20%, khách quốc tế có lưu trú ước đạt 47.397 lượt; khách nội địa ước đạt 251.870 lượt, tăng 7%; tổng thu từ du lịch ước đạt 904 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. |