Người tiêu dùng huyện Thanh Trì mua hàng tại Hội chợ hàng Việt Nam do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức trên địa bàn. Ảnh: Phạm Hùng |
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, DN sản xuất hàng Việt phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Vậy ông có lời khuyên gì cho DN Việt Nam để có thể trụ vững trước sự cạnh tranh này?
- Nhiều người vẫn cho rằng, hàng nhập khẩu đang chiếm lĩnh thị trường, tuy nhiên thời gian qua DN Việt đang tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể năm 2016, trong khi các DN đa quốc gia trì trệ, chỉ đạt mức tăng trưởng 2% (so với 5% trong năm 2014) thì các DN Việt đã đạt mức tăng trưởng lên đến 7% (so với tỷ lệ 5% của 2 năm trước) và đóng góp đến 42% trong tổng số doanh thu của toàn ngành hàng FMCG. Đặc biệt, người tiêu dùng Việt Nam yêu thích sử dụng các sản phẩm sữa, bánh kẹo, trà, cà phê, thịt/hải sản đông lạnh, mỳ ăn liền… do DN Việt sản xuất.Nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu của người tiêu dùng liên tục thay đổi, đòi hỏi các nhà sản xuất cần phải có những chiến lược phù hợp để bắt kịp sự thay đổi của thị trường. DN Việt nên đầu tư phát triển các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, cao cấp hơn và chú ý đến yếu tố sức khỏe trong các chiến dịch truyền thông của mình.Hiện, kênh thương mại truyền thống với hơn 1,4 triệu cửa hàng vẫn là kênh mua bán chủ lực tại thị trường Việt Nam, đóng góp hơn 83% doanh số ngành hàng FMCG. Nhưng các DN Việt nên cân nhắc và xác định đâu là những cửa hàng trọng điểm tại các khu vực địa lý trọng tâm, từ đó ưu tiên đầu tư nhân lực và nguồn lực. Thực tế cho thấy, hàng nhập ngoại đã xuất hiện khá nhiều tại thị trường nông thôn. Vậy theo ông, trong thời gian tới, thị trường này có còn dư địa cho tiêu thụ hàng Việt hay không?- Khu vực nông thôn Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, rút ngắn khoảng cách với thành thị. Hiện, doanh số của ngành hàng FMCG tại nông thôn có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với khu vực thành thị. Do đó, nông thôn sẽ tiếp tục là khu vực mà các nhà sản xuất, bán lẻ Việt Nam nên đầu tư trong tương lai.Nhưng để khai thác hết tiềm năng ở khu vực này, DN cần đầu tư nghiêm túc, dài hạn bởi cơ hội tăng trưởng vẫn hiện hữu ở tất cả các ngành hàng và chia đều cho cả DN Việt Nam hay DN đa quốc gia. Thị trường nông thôn vẫn còn nhiều dư địa cho DN Việt Nam khai thác. Điều quan trọng là DN xây dựng chiến lược kinh doanh như thế nào để khai thác tối đa tiềm năng đó.Hiện nay, người dân sống tại các khu vực nông thôn đã có sự thay đổi như thế nào trong việc tiếp cận hàng hóa thông qua công nghệ thông tin?- Khi nói đến việc xác định hành vi tiêu dùng số và các kênh truyền thông chính để tiếp cận người tiêu dùng nông thôn thì truyền hình vẫn là kênh chủ yếu. Mặc dù mức độ sử dụng internet vẫn còn thấp nhưng việc sử dụng internet và các kênh kỹ thuật số ngày càng gia tăng. Có gần 24 triệu người ở khu vực nông thôn sử dụng internet, xấp xỉ với khu vực thành thị và 22,5 triệu người sử dụng facebook. Khi được tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện truyền thông, người dân nông thôn đã dần thay đổi trong việc tiếp cận hàng Việt theo hướng thông qua công nghệ thông tin, không phụ thuộc vào hệ thống bán lẻ truyền thống. Vậy để có thể chiếm lĩnh thị trường nông thôn, DN Việt cần có giải pháp nào, thưa ông?- Theo đánh giá của Nielsen thì DN có thể áp dụng cùng một cách tiếp cận người tiêu dùng cả 2 khu vực thành thị và nông thôn là khả thi. Nhưng các nhà sản xuất vẫn cần phải theo dõi sát sao sự cộng hưởng của thông điệp truyền thông và phản hồi từ người tiêu dùng. Qua đó, tối ưu hóa danh mục sản phẩm để nắm bắt xu hướng cao cấp hóa của người tiêu dùng nông thôn.Kết quả khảo sát của Nielsen cho thấy, khi DN đưa ra sản phẩm mới thì sức tiêu thụ tại thị trường nông thôn ngang ngửa khu vực nội thành. Do đó, DN khi đưa sản phẩm mới ra thị trường không nên quá chú trọng nội thành mà nên đưa cả tới thị trường nông thôn. Hơn nữa, bằng cách tập trung vào những khu vực có nhu cầu cao và trở thành đối tác của các nhà phân phối sẽ giúp DN Việt tối thiểu hóa chi phí đầu tư.Xin cảm ơn ông!