Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thị trường “vàng đen” dần hồi phục

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cùng với vấn đề căng thẳng giữa Israel và Palestine, làn sóng biểu tình đang lan rộng ra nhiều thành phố tại Jordan để phản đối việc tăng giá xăng do chính phủ nước này dỡ bỏ các biện pháp trợ giá xăng dầu, cũng là một lý do khác khiến nhà đầu tư năng lượng cảm thấy bất an.

Thị trường “vàng đen” dần hồi phục - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Những diễn biến mới nhất về tình hình căng thẳng tại Trung Đông đã có hỗ trợ mạnh cho giá nhiều mặt hàng năng lượng như dầu thô, xăng, dầu sưởi trong phiên giao dịch đêm qua (14/11).

Nguyên nhân chính khiến giá các mặt hàng năng lượng tăng cao trong phiên giao dịch đêm qua là nỗi lo về nguồn cung toàn cầu trước tình hình Trung Đông ngày một diễn biến căng thẳng và khó lường.

Nếu như giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 12/2012 giảm 8 xu xuống 86,24 USD/thùng, thì giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ lại tăng 7 xu lên 109,68 USD/thùng.

Chốt phiên 14/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 trên sàn giao dịch hàng hóa New York tăng 94 cent, tương ứng 1,1%, lên 86,32 USD/thùng. Phạm vi giao dịch của giá dầu loại này trong ngày là từ mức thấp nhất 84,93 USD cho tới cao nhất là 86,65 USD/thùng.

Tương tự, giá dầu sưởi giao tháng 12 tăng được 3 cent, tương ứng 0,9%, lên 2,99 USD/gallon. Giá xăng giao cùng kỳ tăng 2,5 cent, tương ứng 1%, lên 2,68 USD/gallon. Giá khí tự nhiên giao tháng 12 cũng tăng được 2 cent, tương ứng với 0,6%, lên chốt ở 3,76 USD/ triệu BTU.

Cho dù khu vực Trung Đông đang "tăng nhiệt", giá dầu New York vẫn giảm nhẹ do kho dự trữ dầu của Mỹ tăng.

Trên sàn giao dịch điện tử Singapore phiên sáng 15/11, giá dầu New York và dầu Brent biến động trái chiều nhau.

IG Markets nhận định: thông tin về hành động quân sự của Israel đã "kích hoạt" lại "chảo lửa" ở Trung Đông và giữ giá dầu ở điểm "sôi".

Theo Viện dầu mỏ Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 1,3 triệu thùng trong tuần trước - một dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu đang suy yếu tại nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất thế giới.

Ngoài những vấn đề trên, thị trường xăng, dầu thế giới cũng tiếp tục chịu sức ép tiêu cực từ những vấn đề kinh tế vĩ mô như vực thẳm ngân sách, doanh số bán lẻ, chỉ số giá các nhà sản xuất suy giảm trong tháng 10 ở Mỹ hay khả năng xử lý nợ công của Hy Lạp.