Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chỉ còn 3 ngày nữa là đến lễ ông Công ông Táo. Tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, người dân Thủ đô đã nhộn nhịp sắm sửa đồ lễ để tiễn ông Công ông Táo lên chầu Trời.

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Công lên chầu trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng Thượng Đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế, vào ngày này, người Việt Nam làm lễ, làm cơm tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn. Lễ vật cúng Táo Quân bao gồm mũ, áo, hia, cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy và một số vàng thoi bằng giấy là những vật dụng không thể thiếu trong dịp này.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, cách đây ít ngày, thị trường vàng mã khá ảm đạm, ít người mua. Tuy nhiên, bắt đầu từ hôm qua (19 tháng Chạp), thị trường đã sôi động hơn rất nhiều. Từ phố Hàng Mã cho đến các sạp hàng bán vàng mã tại các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Nội như chợ Hôm, Đồng Xuân, Kim Liên… và cả trên các gánh hàng rong bên đường phố, hoạt động mua bán diễn ra rất nhộn nhịp. Giá 1 bộ đồ ông Công ông Táo cũng có sự chênh lệch giữa các chợ và tùy vào kích cỡ.
Tại phố Hàng Mã, hoạt động mua bán diễn ra rất sôi động.
Tại phố Hàng Mã, hoạt động mua bán diễn ra rất sôi động.
Bộ đồ Táo quân được bày bán dọc hai bên đường.
Bộ đồ Táo quân được bày bán dọc hai bên đường.
Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 1

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 2

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 3
Tại chợ Kim Liên, Đồng Xuân một bộ đồ ông Công ông Táo nhỏ có giá 25.000 đồng, bộ vừa được bán với giá 40.000 đồng, bộ to là 80.000, 90.000 đồng. Tại phố Hàng Mã, mức giá này có nhỉnh hơn với mức dao động từ 45.000 – 150.000 đồng/bộ. Theo kinh nghiệm của một số người dân thì mua bộ đồ ông Công ông Táo của gánh hàng rong thì giá sẽ rẻ hơn từ 5.000 – 10.000 đồng/bộ.

Bác Tiện (Hoàn Kiếm) – khách mua hàng tại phố Hàng Mã cho biết: “Ngày thường, tôi rất bận, vừa phải bán hàng lại vừa phải trông cháu nên chưa đi sắm đồ ông Công ông Táo được. Hôm nay ngày nghỉ, con trai con dâu ở nhà nên mới tranh thủ đi mua sắm. Vàng mã ở đây thì đắt hơn ở các chợ rồi nhưng mẫu mã đẹp hơn lại tha hồ chọn. Năm nào tôi cũng chỉ mua hàng ở đây”.

Theo một chủ cửa hàng bán vàng mã tại chợ Kim Liên: “Bán chạy nhất vẫn là bộ Táo quân mũ, áo, hia, vàng mã, cá chép. Ngựa thì bán chậm bởi không có nhiều nhà có phong tục cúng ngựa ngày Tết ông Công ông Táo, thường thì có trong miền Trung mới cúng ngựa. Bán chạy nhất, như mọi năm thì cứ phải giáp ngày 21 – 22 tháng Chạp".
Một cửa hàng bán vàng mã tại chợ Kim Liên.
Một cửa hàng bán vàng mã tại chợ Kim Liên.
Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 4

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 5
Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 6
Theo kinh nghiệm của một số người dân thì mua bộ đồ ông Công ông Táo của gánh hàng rong thì giá sẽ rẻ hơn từ 5.000 – 10.000 đồng/bộ
Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 7

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 8

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 9

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 10

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 11

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 12

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 13

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 14

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 15

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 16

Thị trường vàng mã nhộn nhịp dịp ông Công ông Táo - Ảnh 17