Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thiếu định nghĩa, khó “quét” sạch tin nhắn rác

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Sau khi có Chỉ thị 82/CT-BTTTT về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng vào ngày 24/12/2014, các DN viễn thông đã tích cực vào cuộc để ngăn chặn tin nhắn rác và bước đầu đã có kết quả” - Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đánh giá tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT tháng 3/2015 tổ chức ngày 3/4.

Kinhtedothi - “Sau khi có Chỉ thị 82/CT-BTTTT về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng vào ngày 24/12/2014, các DN viễn thông đã tích cực vào cuộc để ngăn chặn tin nhắn rác và bước đầu đã có kết quả” - Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đánh giá tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT tháng 3/2015 tổ chức ngày 3/4.

 
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Cũng theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, một trong những vướng mắc lớn nhất đối với các DN viễn thông khi xử lý thuê bao phát tán tin rác hiện nay đó là họ chưa có văn bản hướng dẫn chính thức của Bộ TT&TT để xác định thế nào là “tin nhắn rác”. “Hiện nay, các đơn vị của Bộ như Cục Viễn thông, Cục An toàn thông tin, Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam - VNCERT đều ban hành văn bản riêng, không thống nhất. Các DN viễn thông phải ngăn chặn tin nhắn rác theo các tiêu chí do mình tự định ra” - Thứ trưởng Lê Nam Thắng thừa nhận. Do đó, Bộ TT&TT cần xác định rõ thế nào là tin rác để có một định nghĩa thống nhất.

Theo Thông tư 04/2012/TT-BTTTT do Bộ TT&TT ban hành trước đây, tin nhắn rác là tin nhắn lừa đảo, tin quảng cáo mà người dùng không muốn nhận. Theo tiêu chí này, tin nhắn lừa đảo có thể dễ nhận biết, nhưng đối với những tin nhắn quảng cáo nhà mạng rất khó xác định được thế nào là “người dùng không muốn nhận”, đồng thời cần có định lượng cụ thể về tin nhắn rác là thế nào, hành vi phát tán thế nào được gọi là tin rác để nhà mạng có cơ sở chặn, còn nếu không xác định đúng thuê bao rác để chặn đúng sẽ ảnh hưởng tới cả DN và người dùng.

Trước đó, tại hội nghị triển khai Chỉ thị 82 của Bộ TT&TT do Sở TT&TT Hà Nội tổ chức đầu tháng 2/2015, đại diện các nhà mạng Viettel, MobiFone, Vinaphone, Gtel… cũng lên tiếng cho biết: “Cái khó của DN hiện nay là chưa có định nghĩa rõ ràng về tin nhắn rác, do đó không thể giải quyết tận gốc, các biện pháp đưa ra chỉ là tình thế”.