Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thổ Nhĩ Kỳ "đóng băng" quan hệ ngoại giao với Hà Lan

Tú Anh (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cho phép Đại sứ Hà Lan trở về trụ sở Đại sứ quán ở Thổ Nhĩ Kỳ và tuyên bố ngừng quan hệ ngoại giao cấp cao giữa hai nước.

Đó là tuyên bố của Phó Thủ tướng – người phát ngôn chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus hôm 13/3.
"Có một cuộc khủng hoảng rất sâu sắc, mà không phải do Thổ Nhĩ Kỳ gây ra hay đẩy nó leo thang tới bước này… Những người tạo ra cuộc khủng hoảng phải có trách nhiệm dập tắt nó”, theo ông Kursulmus.
 Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus 
Tuyên bố nhằm vào Hà Lan sau khi Amsterdam từ chối cho phép máy bay của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hạ cánh, đồng thời cấm Bộ trưởng Gia đình nước này tiếp cận lãnh sự quán. Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu đang yêu cầu hồi đáp từ phía chính quyền Hà Lan về quyết định trên. Chuyến thăm của bà Cavusoglu nhằm vận động những công dân Thổ tại Hà Lan ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý tại Ankara vào tháng tới, theo đó xem xét nâng cao quyền lực cho Tổng thống Tayyip Erdogan.
“Tại sao tôi bị đối xư như kẻ khủng bố? Người Thổ Nhĩ Kỳ sống ở Hà Lan có bị coi là khủng bố không?”, bà Cavusoglu chia sẻ trong một buổi phỏng vấn với CNN. Bạo loạn đã xảy ra ở Rotterdam sau vụ việc. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Recep Tayyip Erdoğan phủ nhận những lời dịu giọng từ phía Brussel và cáo buộc châu Âu duy trì chủ nghĩa "phát xít", đồng thời cảnh các các bộ trưởng nước này có thể đưa vụ việc lên tòa án nhân quyền châu Âu.  Ông Erdogan cũng cáo buộc Thủ tướng Đức "ủng hộ khủng bố" và chỉ trích bà vì đã lên tiếng ủng hộ Hà Lan trong cuộc tranh cãi ngoại giao này. 
Bộ trưởng vấn đề EU của Thổ Nhĩ Kỳ Ömer Çelik cho biết các lệnh trừng phạt đã sẵn sàng để áp đặt lên Hà Lan. Bộ trưởng Pháp lý Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdağ khẳng định quốc gia này sẽ “không cho phép ai đùa giỡn với tự tôn quốc gia”, trong khi Phó Thủ tướng Nurettin Canikli miêu tả châu Âu là “một người đàn ông ốm yếu”.