Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thoái vốn nhưng không để mất vốn

Khắc Kiên - Phương Linh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trao đổi về định hướng tái cơ cấu, cổ phần hóa (CPH), thoái vốn của DN Nhà nước (DNNN) do Bộ Công Thương quản lý trong thời gian tới, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, sẽ tập trung thực hiện dứt điểm theo kế hoạch đã phê duyệt.

 Đồng thời, hoàn thiện phương án CPH các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Không để mất tài sản Nhà nước

Trước những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nhấn mạnh 12 dự án nghìn tỷ thuộc Bộ Công Thương phải quyết liệt CPH cũng như không đầu tư thêm ngân sách Nhà nước vào những dự án này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo biện pháp giải quyết dự án tồn đọng và những dự án tồn đọng lâu nay chưa đưa vào khai thác sử dụng và không còn khả thi về kinh tế, kỹ thuật, nguy cơ gây thất thoát, mất tài sản của Nhà nước. Tiếp theo là tiếp tục sắp xếp đổi mới DNNN, đồng thời có biện pháp cụ thể để quản trị nguồn lực của Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

 Nhà máy sản xuất xơ sợi polyes

Đây cũng là bài học kinh nghiệm để các cơ quan có liên quan rút ra trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý đảm bảo quản lý các DN Nhà nước, nguồn lực đầu tư công… Không để

Ở đây không chỉ dừng lại ở việc giải quyết dứt điểm dự án đó, mà phải làm rõ nguyên nhân, xử lý trách nhiệm, phải rút ra bài học về thể chế, khuôn khổ pháp lý, cũng như quản trị của DN, đặc biệt là DNNN.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh 

xảy ra tình trạng từ lúc phê duyệt dự án đến giai đoạn triển khai thực hiện có những lỗ hổng làm mất vốn, thất thoát tài sản, tham ô.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, vấn đề đổi mới, sắp xếp DNNN là định hướng lớn của Chính phủ và Bộ Công Thương vẫn đang tiến hành. Tuy nhiên, thời gian qua, dù đã thực hiện theo đúng tiến độ nhưng chất lượng của việc thoái vốn, CPH chưa đạt yêu cầu. Do vậy, cần rút kinh nghiệm trong việc hoàn thiện thể chế, hướng dẫn cụ thể để DN thực hiện thuận lợi hơn. CPH không chỉ đơn thuần là thoái vốn, bán đi cổ phần thành công, mà còn phải chống thất thoát, mất đi tài sản của Nhà nước, đồng thời giải quyết thỏa đáng vấn đề liên quan đến người lao động…

Giải pháp nào cho các dự án thua lỗ?

Cùng với quyết tâm thực hiện việc sắp xếp, CPH, thoái vốn tại các DN, thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã và đang tích cực tìm những giải pháp cho những dự án thua lỗ, kém hiệu quả. Với Dự án xơ sợi Đình Vũ - Hải Phòng (vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng, lỗ 1.700 tỷ đồng, lâm cảnh “đắp chiếu”), thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), việc phá sản nhà máy đã được tính đến. Nhưng nếu vậy thì sẽ có nhiều hệ lụy xảy ra như lao động mất việc, khó khăn trong thanh toán các khoản vay… Hiện nay, đã có một nhà đầu tư Singapore để mắt và đề nghị hợp tác trong việc vận hành nhà máy này, và đây là phương án đang được cân nhắc.

Một dự án khác cũng đang được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất - Quảng Ngãi đang lỗ 570 tỷ đồng và phải tạm dừng hoạt động. Một đối tác nước ngoài đã bày tỏ mong muốn hợp tác để khôi phục lại sản xuất và vận hành nhà máy. Các thông tin trao đổi ban đầu đang được PVN làm việc với nhà đầu tư, song phương án cuối cùng còn chưa được thông tin cụ thể. Với dự án gang thép Thái Nguyên mở rộng giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO), mới đây Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh lộ trình thoái vốn, Bộ Công Thương đã chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá. Thời gian qua, ít nhất đã có 3 DN thép trong nước ngỏ ý muốn mua lại dự án mở rộng giai đoạn 2 đang dang dở của TISCO. “Sắp tới sẽ đấu giá cổ phần Nhà nước góp vào TISCO. Vốn Nhà nước vào TISCO khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, giờ thoái số vốn này” - đại diện Bộ Công Thương cho biết…

Trên quan điểm chống thất thoát tài sản của Nhà nước ở những dự án kém hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh mới đây nhấn mạnh: Trước tiên nghiên cứu các tồn tại, bất cập, nguy cơ của dự án, từ đó xác định làm sao thu hồi lại tài sản của các dự án để giảm thiệt hại của Nhà nước, đồng thời để các dự án tiếp tục được khai thác tốt nhất, hiệu quả cao nhất, phù hợp xu thế chung.