Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngay tại đồng ruộng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để tiến hành thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngay tại đồng ruộng, Thành phố Hà Nội khuyến cáo bà con nông dân bằng cách thiết kế, lắp đặt bể 2 ngăn có nắp đậy; chất liệu composite dễ di chuyển và sửa chữa.

Thực hiện phương pháp này sẽ hạn chế đến mức thấp nhất bao bì cũng như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật phát tán ra môi trường trong quá trình sử dụng.

Bể có các bộ phận phụ trợ như: Cửa thu rác, phên nén để dìm bao bì trong dung môi ngâm bao bì, có van xả nước, các móc treo… Kích thước là 0,5m3/ngăn nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô và hình thức quản lý thu gom rải rác hay tập trung.

Tình trạng nông dân vứt bao bì thuốc BVTV tràn lan làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Tình trạng nông dân vứt bao bì thuốc BVTV tràn lan làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Ảnh minh họa

Tại các cánh đồng ở Hà Nội hiện mới chỉ có 51,85% số huyện, thị có tổ chức thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu vào bể chứa riêng mới đạt 38,33%, lượng còn lại thu chung cùng với rác thải sinh hoạt hay thu gom thông qua các đợt vệ sinh đồng ruộng.

Theo nghiên cứu của Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam, mỗi năm có hàng nghìn tấn vỏ thuốc bảo vệ thực vật thải ra môi trường đồng ruộng do người dân sau khi sử dụng vứt bỏ bừa bãi. Đây là loại chất thải rắn độc hại, gây ra những tác động xấu đối với môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.